Công trình được thực hiện bởi Đại học Texas Tech Lubbock, Đại học Emory (Mỹ) và Đại học Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), cho thấy mọt hợp chất chống oxy hóa trong một gia vị quen thuộc có khả năng chống viêm trong mô mỡ.
Hợp chất đó là curcumin, một loại polyphenol có trong củ nghệ.
Theo bài công bố trên tạp chí y học Nutrients, chống viêm là một tác động cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân béo phì, một bệnh chuyển hóa phức tạp đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính ở mức độ thấp và sự phát triển quá mức của mô mỡ trắng.
Béo phì từng được coi là một vấn đề đơn giản thuộc về ngoại hình, nhưng những năm gần đây đã được chứng minh là một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới nhiều bệnh chết người khác, vì dụ như là một trong 2 nguyên nhân hàng đầu gây ung thư bên cạnh hút thuốc lá.
Vì vậy, việc giảm tình trạng viêm ở bệnh nhân béo phì không chỉ góp phần điều trị chính bệnh này mà còn ngăn ngừa diễn tiến xấu đối với các bệnh đi kèm khác.
Phản ứng viêm vốn là tự nhiên, giúp con người chống lại các tác nhân gây hại, tuy nhiên đôi khi nó sẽ quá mức và làm tổn hại cơ thể ngược lại.
Trong nghiên cứu mới, các tác giả đã thử nghiệm curcumin lên các mô mỡ trong phòng thí nghiệm, cũng như bổ sung curcumin vào chế độ ăn của chuộc để mô phỏng cách con người nạp thứ này thông qua gia vị hoặc thực phẩm bổ sung.
Kết quả cho thấy curcumin có thể giảm được sự bài tiết quá mức một số hóa chất gây viêm trong cơ thể bệnh nhân béo phì theo một cơ chế có thể đồng thời giúp chống lại những rối loạn chức năng trao đổi chất.
Theo các tác giả, điều này cung cấp lời giải thích cho một số bằng chứng trước đây cho thấy việc bổ sung curcumin trong củ nghệ có thể giúp đẩy lùi nguy cơ một số bệnh mang tính "hậu quả" của béo phì bao gồm ung thư, tiểu đường type 2.
Việc thúc đẩy quá trình chuyển hóa lành mạnh hơn cũng có giá trị lớn trong việc giúp bệnh nhân béo phì giảm được các mô mỡ trắng.
Chưa kể các hợp chất chống oxy hóa nhóm polyphenol nói chung từ lâu đã được chứng minh là làm giảm tổn thương do stress oxy hóa của tế bào, một con đường khác giúp chống lại các bệnh chuyển hóa, ung thư.
Điều này giúp loại gia vị phương Đông quen thuộc này trở thành ứng cử viên tiềm năng cho các phương pháp điều trị béo phì.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu lưu ý rằng hiện này cứ 5 người Mỹ trưởng thành thì có 2 người béo phì và tỉ lệ có thể tăng lên 50% vào năm 2030, gây gánh nặng y tế lớn, tác động mạnh đến tuổi thọ chung.
"Vì vậy, điều quan trọng là phải giải quyết đại dịch béo phì bằng các sử dụng các chiến lượng phòng ngừa và điều trị đa dạng, an toàn, tiết kiệm chi phí" - các nhà nghiên cứu viết trên Nutrients.
Bình luận (0)