xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn ngừa từ gốc

PHẠM HỒ

Đến nay, sau 5 ngày xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, nhiều trẻ em vẫn đang trong tình trạng rất nặng, được điều trị tích cực.

Đây là những bệnh nhân trong số hơn 500 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại một tiệm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Trước đó không lâu, vào giữa tháng 3-2024, hơn 350 người cũng bị ngộ độc sau khi dùng bữa tại một quán cơm gà ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi xác định nguyên nhân gây ngộ độc là do thức ăn nhiễm khuẩn, cơ quan chức năng đã đình chỉ hoạt động quán ăn này...

Trước các vụ ngộ độc với quy mô lớn như trên, Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện yêu cầu các địa phương và bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, tăng cường các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân.

Nhiều năm qua, vấn đề ngộ độc thực phẩm luôn được đặt trong tình trạng báo động. Theo số liệu của Bộ Y tế, năm 2023, cả nước xảy ra 125 vụ ngộ độc thực phẩm làm 2.100 người nhập viện điều trị, 28 người tử vong. Riêng trong quý I/2024, cả nước đã xảy ra 16 vụ làm 659 người ngộ độc, 3 người tử vong. Điều đáng lo là những vụ ngộ độc thực phẩm chưa có dấu hiệu giảm, dù các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn ngừa.

Tại Việt Nam cũng như một số nước Á Đông khác, việc mua bán, tiêu thụ thực phẩm, nguyên liệu chế biến món ăn thông qua các chợ truyền thống và hệ thống quán xá đường phố nhỏ lẻ còn khá phổ biến. Việc kiểm soát chất lượng qua các kênh này là vô cùng khó khăn; nếu người bán dễ dãi hay thiếu lương tâm thì họ không khó vượt qua các công đoạn kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.

Hãy thử hình dung: Trong năm 2023, các cơ quan trung ương đã tổ chức kiểm tra, thanh tra hơn 400.000 cơ sở sản xuất thực phẩm, qua đó phát hiện hơn 50.000 cơ sở vi phạm, xử phạt tổng cộng hơn 170 tỉ đồng. Chỉ riêng tại Hà Nội, cơ quan chức năng đã tổ chức đến 900 đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm, qua đó phát hiện 10.000 cơ sở vi phạm… Số cơ sở vi phạm nhiều như thế thì người tiêu dùng làm sao tránh được nguy cơ mất an toàn thực phẩm?

Nhưng nguy cơ mất an toàn thực phẩm không dừng lại ở đó. Việc sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ ở một số nơi cũng ngầm chứa những bất an đối với người tiêu dùng. Điển hình nhất là việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hay các chất nuôi trồng thủy sản nằm trong danh mục bị cấm lưu hành. Những sản phẩm nuôi trồng này bằng nhiều cách đã đến bàn ăn của người tiêu dùng. Những chất cấm ấy có thể không gây ngộ độc tức thì nhưng sẽ âm thầm tàn phá cơ thể người dùng.

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm đang là vấn đề bức thiết. Tuy vậy, đây cũng chỉ là một phần của trách nhiệm lớn hơn mà tất cả cơ quan, ban ngành, địa phương… cần phải chung tay thực hiện: Bảo đảm nguồn thực phẩm chất lượng để cung ứng cho xã hội. Nguồn thực phẩm này có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể trạng và tinh thần cho từng thế hệ. Nếu không đặt vấn đề chất lượng thực phẩm đúng tầm quan trọng vốn có của nó thì bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của tình trạng không bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo