Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần. Khi khám sức khỏe, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Việc người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật. Trong trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đưa họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả.
1. Các điểm khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Theo Công văn 1794/MT-LĐ của Cục Quản lý môi trường y tế (thuộc Bộ Y tế), có 65 cơ sở y tế được cơ quan này cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp bao gồm:
STT | Cơ sở y tế khám bệnh nghề nghiệp | Địa chỉ |
1 | Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường | Số 57, Phố Lê Quý Đôn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
2 | Phòng khám Sức khỏe nghề nghiệp thuộc Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp - Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động | Số 216 đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội |
3 | Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh | 1A Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình, TP HCM |
4 | Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện | Lô B9 Thành Thái, Phường 15, Quận 10, TP HCM |
5 | Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh | 159 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, TP HCM |
6 | Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương - Bộ Công thương | 99 Văn Cao, phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội |
7 | Phòng khám đa khoa Trường Đại học Y tế công cộng | Số 1A, đường Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội |
8 | Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Y học biển, Bộ Y tế | Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Phường Kênh Dương, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng |
9 | Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản | Quốc lộ 1A, xã Tân Phú Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang |
10 | Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Phân Viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam | Số 124-126 Lê Lai, phường Bến Thành, Quận 1, TP HCM. |
11 | Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường giao thông vận tải | 73 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội |
12 | Trung tâm Giám định Y khoa giao thông vận tải | Ngõ 1194 Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội |
13 | Bệnh viện Dệt may | 454 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
14 | Bệnh viện Phổi Trung ương | 463 Hoàng Hoa Thám, Phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội |
15 | Bệnh viện Xây dựng | Khu A1, Nguyễn Quý Đức, Phường Thanh Xuân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội |
16 | Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Thành | Số 61 Vũ Thạnh, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội |
17 | Bệnh viện 199, Bộ Công an | Số 216 Nguyễn Công Trứ, Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng |
18 | Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Sầm Sơn | Số 6, Phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa |
19 | Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ | 315 Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ |
20 | Phòng Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Dịch vụ y tế - Viện Pasteur Nha Trang | 06-08-10 Trần Phú, phường Xương Huân, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa |
21 | Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng/Viện Y học dự phòng Quân đội/Cục Quân Y | Số 21 Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội |
22 | Phòng Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp trực thuộc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội | Số 70 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội |
23 | Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc | Số 10 Hai Bà Trưng, phường Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc |
24 | Phòng khám Bệnh nghề nghiệp - Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh | Đường Nguyễn Quyền, khu Bồ Sơn, Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh |
25 | Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hải Dương | Số 18, đường Thanh Niên, phường Quang Trung, TP. Hải Dương |
26 | Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thái Bình | Số 10, Hoàng Công Chất, phường Quang Trung, TP Thái Bình |
27 | Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam | Đường Trường Chinh, phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam |
28 | Phòng Khám đa khoa trực thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình | Đường Lê Thái Tổ, phường Phúc Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình |
29 | Phòng khám đa khoa Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang | Cơ sở 1: Tổ 10, phường Minh Khai, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang Cơ sở 2: Tổ 10, phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang Cơ sở 3: Tổ 10, phường Quang Trung, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang |
30 | Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên | Phường Trung Thành, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên |
31 | Phòng khám đa khoa Hà Nội-Thái Nguyên | Nhà CL 20-01, khu đô thị Hồ Xương Rồng, tổ 24, phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên |
32 | Phòng khám, điều trị và tư vấn bệnh nghề nghiệp | Nhà số 30, tổ 38, phường Quang Trung, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên |
33 | Phòng khám nghề nghiệp thuộc phòng khám bệnh đa khoa-Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh | Số 651 đường Lê Thánh Tông, Phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh |
34 | Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp - Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang | Số 45, đường Nghĩa Long, phường Trần Phú, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang |
35 | Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ | Đường Trần Phú, phường Gia Cẩm, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ |
36 | Phòng khám đa khoa-Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh | Số 121 đường Nguyễn Huy Tự, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh |
37 | Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế | 10-12 Nguyễn Văn Cừ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế |
38 | Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng | 06 Phan Châu Trinh, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng |
39 | Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam | Cơ sở 1: Đường Nguyễn Văn Trỗi, phường An Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Cơ sở 2: Số 129-135 đường Trưng Nữ Vương, phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam |
40 | Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi | 64 Bùi Thị Xuân, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nãi |
41 | Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp -Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định | 85-87 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định |
42 | Phòng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên) | 73 Lạc Long Quân, phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa, Phú Yên, |
43 | Phòng Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (Thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa) | Số 04 Quang Trung, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa |
44 | Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum | 405 Bà Triệu, phường Quyết Thắng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum |
45 | Phòng khám bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận | Số 47 Lê Hồng Phong, Mỹ Hương, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận |
46 | Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp | Số 159, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước |
47 | Trung tâm Sức khỏe lao động và Môi trường | Đường Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương |
48 | Bệnh viện đa khoa Thống Nhất | 234 quốc lộ 1, phường Tân Biên, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai |
49 | Phòng khám đa khoa cơ sở 2 - Điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai | Quốc lộ 51, phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai |
50 | Phòng Khám đa khoa quốc tế Long Bình | 85 Bùi Văn Hòa, phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai |
51 | Phòng khám đa khoa Lê Thiện Nhân | Số 20, Đồng Khởi, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai |
52 | Công ty TNHH Bệnh viện Sài Gòn Tam Phước - Phòng khám Đa khoa | Số 15, ấp 3, xã Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai |
53 | Phòng khám đa khoa Đông Sài Gòn & VSLĐ | Số 1A, tỉnh lộ 16, xã Hóa An, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai |
54 | Phòng khám đa khoa An Phúc Sài Gòn (Hình thức: Phòng khám đa khoa) | Số 2368, Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai |
55 | Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Phòng khám đa khoa Hoàng Anh Đức | Trung đoàn 22, quân đoàn 4, Phường Long Bình , TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai |
56 | Phòng khám đa khoa Hạnh Phúc | 158-160, đường Đồng Khởi, KP4, phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai |
57 | Công ty TNHH phòng khám đa khoa Tam Đức | 528/15, xa lộ Hà Nội, KP4, phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai |
58 | PK đa khoa Trung tâm Y tế dự phòng Long An | 102 Quốc lộ 62, phường 2, TP Tân An, Long An |
59 | Phòng khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang | Số 158/3 đường Trần Hưng Đạo, Phường 5, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang |
60 | Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre | 230 Nguyễn Văn Tư, phường 7, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre |
61 | Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Trà Vinh | Số 36, Đường Tô Thị Huỳnh, phường 1, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh |
62 | Phòng khám đa khoa Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp | Số 394, đường Lê Đại Hành, khóm Mỹ Trung, phường Mỹ Phú, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp |
63 | Phòng khám bệnh nghề nghiệp - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang | Số 12B Lê Lợi, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang |
64 | Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường (Hình thức: Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp - Phòng khám đa khoa) | Số 154 Nguyễn An Ninh, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ |
65 | Phòng khám đa khoa sức khỏe Cần Thơ (Hình thức: Phòng khám đa khoa) | Số 152 Nguyễn An Ninh, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ |
2. Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT, khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người lao động được khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp. Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần); Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản. Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được BHXH phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
TT | Tên bệnh | Nội dung khám | |
Lâm sàng | Cận lâm sàng | ||
1. | Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp | Hệ hô hấp, tuần hoàn | - Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp. - Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần). |
2. | Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp | Hệ hô hấp, tuần hoàn | - Chụp X quang phổi, đo chức năng hô hấp. - Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần) |
3. | Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp | Hệ hô hấp, tuần hoàn, Tai - Mũi - Họng. | - Đo chức năng hô hấp - Thử nghiệm lấy da - Máu: Công thức máu - Chụp X-quang phổi, nghiệm pháp dược động học, IgE, IgG máu (nếu cần). - Test phục hồi phế quản (nếu cần). |
4. | Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp | Hệ hô hấp, tuần hoàn. | - Đo chức năng hô hấp - Chụp X-quang phổi (nếu cần) |
5. | Bệnh hen phế quản nghề nghiệp | Hệ hô hấp, tuần hoàn | - Đo chức năng hô hấp trước và sau ca làm việc - Thử nghiệm lấy da (nếu cần) |
6. | Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp | Hệ hô hấp, tuần hoàn | - Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp. - Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần) |
7. | Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp | Hệ hô hấp, tuần hoàn | - Chụp X-quang phổi; đo chức năng hô hấp. - Chụp cắt lớp, tìm AFB trong đờm (nếu cần) |
8. | Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp | Hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, tâm thần, Tai - Mũi - Họng, mắt, xương khớp, da, niêm mạc và hệ tạo máu. | - Máu: định lượng chì máu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), công thức máu, hồng cầu hạt kiềm, huyết sắc tố,... - Nước tiểu: định lượng chì niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì hữu cơ), ∆ ALA niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), trụ niệu, hồng cầu. |
9. | Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng | Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, da, niêm mạc và hệ tạo máu. | - Máu: Công thức máu, huyết sắc tố, tiểu cầu, thời gian máu đông, máu chảy - Nước tiểu: Albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu, axit t,t-muconic niệu hoặc phenol niệu (tiếp xúc benzen), O-crezon niệu hoặc axit hyppuric niệu (tiếp xúc toluen), axit metyl hyppuric niệu (tiếp xúc xylen). |
10. | Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp | Hệ thần kinh, tâm thần, tiêu hóa, tiết niệu, mắt, da, niêm mạc và răng. | - Máu: Công thức máu, thủy ngân máu (trường hợp nghi nhiễm độc cấp tính) - Nước tiểu: thủy ngân niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu. - Tủy đồ (nếu cần) |
11. | Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp | Hệ hô hấp, thần kinh, vận động, tiêu hóa. | - Máu: Công thức máu, - Nước tiểu: mangan niệu, albumin, trụ niệu, hồng cầu niệu. - Tủy đồ (nếu cần). |
12. | Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp | Hệ thần kinh, da và niêm mạc, hệ tiêu hóa, tiết niệu, mắt... | - Máu: Methemoglobin, công thức máu, huyết sắc tố, men gan, - Nước tiểu: Định tính TNT niệu, albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu. - Tủy đồ (nếu cần) |
13. | Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp | Hệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da. | - Máu: Công thức máu - Nước tiểu: Asen niệu, albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu. - Định lượng asen tóc |
14. | Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp | Hệ thần kinh, tâm thần, tuần hoàn, hô hấp. | - Máu: Công thức máu. - Nước tiểu: Định lượng cotinin hoặc nicôtin niệu. |
15. | Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp | Hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, da | - Máu: Công thức máu, định lượng men cholinesteraza hồng cầu hoặc huyết tương - Nước tiểu: albumin, hồng cầu niệu, trụ niệu - Định lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong máu hoặc chất chuyển hóa trong nước tiểu (nếu cần). |
16. | Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp | Hệ thần kinh cơ, hệ tuần hoàn, tim mạch. | - Máu: Định lượng HbCO - Đo điện tim - Siêu âm tim, mạch (nếu cần) |
17. | Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp | Hệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, xương khớp. | - Nước tiểu: Cadimi niệu, albumin, beta2-micro-globulin niệu, hồng cầu niệu, trụ niệu, canxi niệu. - Đo độ loãng xương, chụp X-quang xương - Chức năng gan, thận, X-quang tim phổi (nếu cần) |
18. | Bệnh phóng xạ nghề nghiệp | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết. | - Máu: Huyết đồ - Tủy đồ và/hoặc xét nghiệm nhiễm sắc thể (nếu cần) |
19. | Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn | Chuyên khoa Tai mũi họng | - Đo thính lực đơn âm. - Chụp X-quang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp, ghi đáp ứng thính giác thân não (nếu cần). |
20. | Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ | Hệ xương khớp, thần kinh và mao mạch ngoại vi. | - Chụp X-quang khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai. - Nghiệm pháp lạnh. - Soi mao mạch, đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau (nếu cần). |
21. | Bệnh giảm áp nghề nghiệp | Hệ thần kinh, xương khớp, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tai mũi họng. | - Chụp X-quang xương, khớp - Đo thính lực đơn âm - Đo điện tim - Nước tiểu: Tìm albumin trụ niệu, hồng cầu - Máu: Công thức máu, định lượng canxi (nếu cần). |
22. | Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân | Cơ xương khớp, thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu | - X-quang cột sống thắt lưng - Chụp CT scanner hoặc MRI cột sống thắt lưng, nội soi dạ dày (nếu cần) |
23. | Bệnh sạm da nghề nghiệp | Da, niêm mạc | - Đo liều sinh học (biodose) - Nước tiểu: porphyrin niệu, melanogen niệu (nếu cần) |
24. | Bệnh viêm da và loét vách ngăn mũi nghề nghiệp do crôm | Da, tai mũi họng | - Thử nghiệm áp bì (patch test) |
25. | Bệnh Leptospira nghề nghiệp | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da | - Phản ứng ngưng kết tan Martin -Pettit - Tìm xoắn khuẩn trong máu (nếu cần) |
26. | Bệnh nốt dầu nghề nghiệp | Da, niêm mạc. | - Thử nghiệm lấy da (prick test). - Kỹ thuật xác định hạt dầu, hạt sừng. - Đo pH da - Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt (nếu cần) |
27. | Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài | Da, niêm mạc, móng | - Đo pH da - Xét nghiệm nấm da, móng, vi khuẩn vùng da tổn thương (nếu cần) - Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp Burchardt (nếu cần) |
28. | Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su | Da, hô hấp | - Thử nghiệm lấy da - Thử nghiệp áp da - Định lượng nồng độ IgE, IgG máu (nếu cần) |
29. | Bệnh lao nghề nghiệp | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da, tiết niệu, xương khớp... | - Chụp X-quang phổi. - Tìm AFB trong đờm, trong dịch sinh học, phản ứng Mantoux, tốc độ máu lắng - Chọc hạch, sinh thiết hạch, làm PCR (nếu cần) |
30. | Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc | - Máu: HBsAg, AST, ALT, công thức máu. - Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật,... - Siêu âm gan, mật. |
31. | Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp | Da, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu | - Máu: Công thức máu, xét nghiệm HIV |
32. | Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp | Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, da niêm mạc | - Máu: Anti HCV, AST, ALT, công thức máu. - Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật,... - Siêu âm gan, mật. - HCV-RNA (nếu cần) |
33. | Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp | Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa | - Chụp X-quang phổi, CT scaner, đo chức năng hô hấp. - Mô bệnh học, hóa mô miễn dịch - Siêu âm tim, ổ bụng (nếu cần) |
34. | Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp | Mắt, thần kinh | Siêu âm mắt, đo nhãn áp |
3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Khi người lao động bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị; Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định bệnh nghề nghiệp; Trả đủ tiền lương cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; Bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải giới thiệu để người lao động bị bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật; Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc; Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
4. Quyền lợi BHXH được hưởng khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện: Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.
Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Theo đó, nếu bị suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Ngoài mức trợ cấp này, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc bệnh nghề nghiệp
Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Nếu suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồ sức khỏe, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; trợ cấp phục vụ; thân nhân được hưởng chế độ tuất nếu người lao động chết vì bệnh nghề nghiệp…
Bình luận (0)