icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai bảo vệ người tố cáo tiêu cực?

QUỐC HY

(NLĐO) - Một bước tiến quan trọng trong thực hiện biện pháp bảo vệ người tố cáo tiêu cực vừa được Bộ Chính trị ban hành

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường thay mặt Bộ Chính trị vừa ký ban hành Quyết định số 164 về Quy trình giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

Trong Quyết định số 164 có nội dung "thực hiện biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định".

Trước đây và hiện nay, việc bảo vệ người tố cáo tiêu cực, tham nhũng nói chung được quy định tại điểm c khoản 1 điều 31 và điều 67 của Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Theo đó, người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng sẽ được bảo vệ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Tố cáo 2018.

Ai bảo vệ người tố cáo tiêu cực?- Ảnh 1.

Minh họa: Khều

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng quy định này hiện vẫn chưa đi sâu vào đời sống. Vì sao như vậy?

Phải chăng, người tố cáo tiêu cực vẫn còn lo ngại về việc bị trả thù hoặc trù dập sau khi tố cáo. Điều này xuất phát từ nhiều vụ việc trong thực tiễn, nơi người tố cáo đã gặp phải hậu quả?

Phải chăng, mặc dù đã có các quy định bảo vệ nhưng cơ chế thực thi chưa chặt chẽ, rõ ràng, dẫn đến việc bảo vệ người tố cáo chưa hiệu quả?

Phải chăng, công tác giám sát, kiểm tra và xử lý các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo chưa đủ mạnh khiến những hành vi này không bị ngăn chặn kịp thời?

Phải chăng, người tố cáo đang thiếu sự hỗ trợ pháp lý nên khiến họ không dám đối mặt với các hành vi tiêu cực?

Từ những vấn đề đặt ra càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập và thực hiện các cơ chế bảo vệ người tố cáo một cách hiệu quả để khuyến khích họ dũng cảm lên tiếng chống lại tiêu cực, tham nhũng.

Thay đổi nhận thức và tạo niềm tin cho người dân, cán bộ về tầm quan trọng của việc tố cáo tiêu cực và quyền lợi của người tố cáo là giải pháp cần được đặt lên hàng đầu.

Sự tôn vinh kịp thời người tố cáo tiêu cực để tạo động lực và lan tỏa tinh thần dũng cảm trong xã hội là không thể thiếu.

Minh bạch thông tin bằng cách bảo đảm rằng các quy trình tố cáo và bảo vệ người tố cáo được công khai, minh bạch; cơ quan chức năng phải có trách nhiệm giải trình rõ ràng về các bước xử lý tố cáo và biện pháp bảo vệ người tố cáo. Giải pháp này sẽ giúp tạo niềm tin và khuyến khích người dân tham gia tố cáo tiêu cực.

Một biện pháp khác không thể không chú ý đó là ứng dụng công nghệ để tạo ra các kênh tố cáo an toàn, bảo mật và tiện lợi. Các ứng dụng này cần bảo đảm rằng thông tin của người tố cáo được bảo vệ tối đa trước các nguy cơ bị lộ.

Bảo vệ người tố cáo tiêu cực là yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng và tiêu cực. Dù đã có những quy định pháp lý nhưng để thực sự đi vào đời sống và trở thành công cụ bảo vệ hiệu quả, cần có sự cải thiện toàn diện về nhận thức, cơ chế pháp lý, hỗ trợ thực tiễn và quản lý minh bạch.

Quyết định số 164 của Bộ Chính trị là một bước tiến quan trọng về giải quyết tố cáo, trong đó có bảo vệ người tố cáo tiêu cực, song để nó phát huy tác dụng thì cần có những biện pháp đồng bộ, quyết liệt hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo