xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói quá chính xác

Lương Duy Cường

(NLĐO) - Lạ thật, mới nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ nói bộ này xây dựng đề án đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ (TS) với kinh phí 12.000 tỉ đồng, nhiều người vội vã bày tỏ sự phẫn nộ vì cho rằng đất nước đã "bội thực" TS, rồi lên tiếng xót xa cho khoản tiền 12.000 tỉ đồng ngân sách đầu tư cho dự án này.

Phải bình tĩnh một chút để nghe bộ trưởng lý giải. Này là tỷ lệ giảng viên có trình độ TS ở nước ta hiện nay mới khoảng 21%, như vậy là thấp nên phải nâng tỷ lệ này lên. Này là mục tiêu của đề án phải đạt 35% tổng số giảng viên có học vị TS, trong khi với 9.000 TS (phấn đấu đến năm 2025) như trong đề án này thì cũng mới đạt tỷ lệ 30%.

Đấy nhé. Dân trí ta bây giờ cao lắm. Chưa nói đến việc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từng công bố bảng xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu, trong đó Việt Nam xếp thứ 12, đứng trên cả các nước như Anh và Mỹ đấy nhé.

Một nền giáo dục tầm… thế giới như thế thì nay mai chắc hẳn giáo dục Việt Nam sẽ được xuất khẩu thu ngoại tệ như chơi. Chưa kể phụ huynh các nước cũng sẽ đua nhau nai lưng gom tiền cho con đến Việt Nam du học vì học ở đây dễ hy vọng thành học sinh giỏi, học phí quá rẻ mà các khoản phụ thu, đóng góp chỉ tự nguyện chứ không ép buộc.

Một nền giáo dục với tương lai như thế thì cũng rất cần có một tỷ lệ hợp lý về lực lượng giảng viên có học hàm học vị tương ứng, không thì có khi phụ huynh nước ngoài người ta không hiểu lại nghĩ mình coi thường họ. Phụ huynh ai chẳng muốn con mình được thọ giáo với các bậc học giả.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói quá chính xác - Ảnh 1.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ với phóng viên Báo Người Lao Động

Ấy là chỉ mới nói cái tổng thể ở tầm vĩ mô, đi vào chi tiết thì ông Phùng Xuân Nhạ cũng từng dùi mài kinh sử để lấy được học vị TS, từng làm lãnh đạo ở trường đại học trước khi làm "tư lệnh" ngành giáo dục nên quá hiểu rằng chúng ta tiếng là đang có 24.000 TS nhưng thực sự học hành đến nơi đến chốn như ông là không nhiều. Thậm chí tràn lan loại TS chưa kịp phổ cập ngoại ngữ, có cả dạng TS nhưng sợ người khác biết nên cả đời phải giấu giấu giếm giếm, trừ khi khai báo lý lịch để ứng cử hay tiến cử.

Cái tỷ lệ 21% giảng viên có trình độ TS ấy cứ thực mà ảo, ảo mà thực. Cho nên, TS thì đầy ra đấy nhưng nông dân vẫn cực chẳng đã phải bỗng dưng trở thành nhà sáng chế để tự chế tạo ra các máy nông cụ. Thế thì có thêm 9.000 TS nữa e vẫn còn thiếu quá nhiều mới đủ để các trường đạt tiêu chuẩn về số giảng viên cơ hữu có học hàm học vị, phải đủ để hướng dẫn học trò làm luận văn luận án, rồi còn phải để khi cần thì thay chỗ cho thứ TS "dỏm", TS "ma" lâu nay tác oai tác quái nữa chứ.

Cũng chẳng việc gì phải băn khoăn về chất lượng vì Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhất quyết "quan trọng nhất của đề án này là chất lượng". Nói thế thì chắc là sẽ có 9.000 TS thật ra lò, mà hàng chất lượng cao thì giá cao cũng xứng, việc gì phải lo việc bỏ ra 12.000 tỉ đồng là phí?

Không tin thì cứ chờ xem.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo