GS Nguyễn Văn Tuấn
Nhưng suy nghĩ và chủ trương như thế chẳng những làm lệch ý nghĩa thật của văn bằng tiến sĩ, mà còn có hiệu quả tầm thường hoá văn bằng cao nhất trong hệ thống khoa bảng.
Tôi nghĩ cần phải xem lại những tiêu chuẩn đề bạt và bổ nhiệm quan chức, không nên quá xem trọng văn bằng tiến sĩ (vì họ chẳng cần), mà nên chú ý đến khả năng giải quyết vấn đề và quản lí cho tốt và có đạo đức.
Một giáo sư y khoa thì dí dỏm cho rằng tiến sĩ Việt Nam có vẻ cái gì cũng biết nhưng biết chút chút thôi. Mới hôm nay, tôi nhận được email của một giáo sư Úc mới đi dự một hội nghị y khoa ở Hà Nội về, ông phàn nàn rằng phẩm chất khoa học của những báo cáo trong hội nghị có vẻ chẳng cải tiến gì so với 20 năm trước.
Trong thực tế chẳng có bao nhiêu người nước ngoài quan tâm đến vấn đề phẩm chất đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam vì đó là vấn đề địa phương. Khi cạnh tranh xin việc và xin các làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ ở nước ngoài thì sẽ lộ rõ những khiếm khuyết trong đào tạo và những điểm yếu của nghiên cứu sinh Việt Nam.
Trong việc đào tạo tiến sĩ (hay giáo dục nói chung), tuyệt đối không nên chạy theo số lượng, mà phải duy trì phẩm chất đào tạo.
Tôi có khi cảm thấy "trầm cảm" khi nghe những người lãnh đạo than phiền là chúng ta thiếu tiến sĩ hay phải có tiến sĩ thì tư duy mới đột phá, đó là những suy nghĩ hết sức lệch lạc.
Phải xác định rõ ràng rằng mục tiêu đào tạo tiến sĩ là đào tạo ra những nhà khoa học chuyên nghiệp (professional scientists), những người có khả năng đóng góp vào nền khoa học và giáo dục đại học nước nhà".
(GS NGUYỄN VĂN TUẤN, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học New South Wales (Úc), trả lời trên Đất Việt về đề án 12.000 tỉ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Bình luận (0)