xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải khai thác được thị trường nội địa

TS TRẦN DU LỊCH (thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia)

Nhìn vào những gì nền kinh tế Việt Nam phải đương đầu, vượt qua và đạt được từ giữa năm 2022 đến nay, không phải chúng ta mà các chuyên gia nước ngoài đều nói "Việt Nam đang lội ngược dòng xoáy" của những khó khăn từ quốc tế lẫn điều kiện riêng trong nước.

Chưa bao giờ Quốc hội, Chính phủ liên tục đưa ra nhiều nghị quyết, giải pháp như suốt 2 năm 2022-2023 để có thể thực hiện quyết sách vượt qua cơn sóng gió, nhất là tác động từ bên ngoài.

Đó là Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết áp dụng những cơ chế đặc thù cho các công trình xây dựng và giao thông. Ngoài ra, để kích đầu tàu kinh tế TP HCM, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 98 và nay đã triển khai được 4 tháng. Chính phủ lập nhiều tổ công tác tháo gỡ những điểm nghẽn từ lĩnh vực bất động sản đến tất cả các dự án khác nhằm tận dụng mọi cơ hội. 

Chính phủ nhiều lần dùng 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu để kích tổng cầu. Gần đây, chúng ta nói nhiều hơn đến "cỗ xe tứ mã". Trong đó, trước hết là phải tiếp tục đổi mới, thứ hai là khai thác thị trường nội địa trên tất cả các mặt, thứ ba là xuất khẩu và thứ tư là đầu tư công.

Tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, giải pháp chính sách lớn nhất là "dĩ bất biến ứng vạn biến". Chúng ta cố gắng giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, các công cụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, giữ tỉ giá đồng tiền và tập trung kéo giảm lãi suất, đồng thời kiểm soát lạm phát… Nhiều giải pháp về lý thuyết là đi ngược nhau nhưng lại tương đối thành công. Năm 2023 dự báo tăng trưởng GDP khoảng 5%, dù chưa bằng năm 2019 nhưng đã là mức tăng trưởng nổi bật trong khu vực.

Dù vẫn còn nhiều thách thức trong năm tới nhưng những tín hiệu gần đây cho thấy "cỗ xe tứ mã" có thể cải thiện hơn nữa trong năm 2024. Đã đến lúc chúng ta phải khai thác được thị trường nội địa. Bởi lẽ, đây là trọng tâm cân đối với chính sách nền kinh tế hướng về xuất khẩu và củng cố nội lực của nền kinh tế.

Theo tôi, có một số việc phải làm. Một là, vừa qua Quốc hội đã cho phép kéo dài chính sách giảm thuế GTGT còn 8% đến giữa năm 2024. Nhiều ý kiến kiến nghị có thể giảm thuế GTGT tăng mạnh hơn nữa ở một số ngành. Ở đây liên quan vấn đề giảm nguồn thu ngân sách nên cần tính toán kỹ giữa tăng sức mua thị trường nội địa với giảm tỉ lệ thu ngân sách, vì giảm thuế GTGT là công cụ quan trọng để kích cầu.

Hai là, các ngân hàng cần tiếp tục mở rộng tín dụng tiêu dùng, rà lại toàn bộ tín dụng cho người mua bất động sản. Gói 120.000 tỉ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội tiếp tục triển khai để kích cầu toàn diện. Ngành du lịch, công thương cũng linh hoạt nhiều chương trình, giải pháp kích cầu tiêu dùng. 

Ba là, Chính phủ cần tiếp tục tháo gỡ những vấn đề về thể chế trong đầu tư các dự án, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Nếu năm 2024 thị trường bất động sản khai thông và vực dậy một phần thì sẽ kích thích rất nhiều mặt của nền kinh tế. 

Thanh Nhân ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo