xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

LÀM GÌ ĐỂ CHẶN LIVESTREAM “BẨN”? (*) Thiết lập chuẩn mực cho phát ngôn trên mạng

Hạ Vy ghi

Thế giới trực tuyến trực tiếp tác động đến người và việc trong đời thực, cần thiết lập những chuẩn mực nhất định cho phát ngôn, nội dung đăng tải trên mạng xã hội để bảo vệ cá nhân và cộng đồng

Tiến sĩ tâm lý ĐÀO LÊ HÒA AN (Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học tâm lý và hướng nghiệp JobWay):

Thiếu kiềm chế, dễ vi phạm pháp luật

Theo dõi vụ việc những người nổi tiếng livestream gần đây, có thể nhận thấy độ phủ quá lớn của mạng xã hội. Chức năng livestream đã tạo cơ hội tối đa cho người dùng có thể truyền tải và sáng tạo nội dung mà mình muốn chia sẻ với tất cả mọi người. Thực tế cho thấy khi nội dung chủ đề càng nóng, càng gây nhiều tranh cãi, càng liên quan tới nhiều nhân vật nổi tiếng, càng có nhiều tình tiết phản vai (đối lập với vai trò đã xác lập trong niềm tin của mọi người về một ai đó trước đây), càng liên quan đến vấn đề an toàn, lừa đảo, tiền bạc thì càng nhận được sự quan tâm và tương tác cao từ cộng đồng. Bên cạnh tính chất phản biện xã hội của cư dân mạng, cũng cần phải kể đến một số "anh hùng bàn phím", té nước theo mưa, thông tin sai lệch được cố ý tạo ra từ nhiều bên khiến sự việc không bao giờ có hồi kết.

Việc phát ngôn thông qua hình thức livestream là trực diện và sự đối thoại trực tiếp tạo ra tính tương tác rất cao. Vì mang tính chân thực như vậy nên sẽ không thể đổ lỗi cho sự cắt ghép và điều chỉnh nào đó. Do đó, trong một phút giây cao hứng, sẽ vô tình (hoặc cố ý) vi phạm một số những chuẩn mực đạo đức, xúc phạm đến cá nhân hoặc tổ chức và có thể phải chịu sự chế tài của pháp luật.

LÀM GÌ ĐỂ CHẶN LIVESTREAM “BẨN”? (*) Thiết lập chuẩn mực cho phát ngôn trên mạng - Ảnh 1.

Nhiều người có thói quen chia sẻ tất cả những vụ việc thường gặp mỗi ngày. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Việc tác giả hăng say phát biểu có thể cũng đến từ những sự cổ vũ, lượt like, comment từ cộng đồng mạng. Tuy nhiên, đằng sau đó có thể không phải là thích, động viên mà có thể là những khán giả tò mò, muốn hóng thêm nhiều drama. Cuối cùng, phần trách nhiệm chính vẫn thuộc về những cá nhân đã không thể kiềm chế trước những phát biểu trực tiếp của mình.

Thế giới trực tuyến không còn là ảo nữa mà trực tiếp tác động đến người và việc trong đời thực. Chính vì vậy, càng không thể xem nhẹ chuyện thiết lập những chuẩn mực nhất định cho phát ngôn, nội dung đăng tải trên mạng xã hội để bảo vệ cá nhân và cộng đồng vì một cuộc sống văn minh và nhân ái, nghĩa tình hơn.

Bạn đọc HUỲNH HỒ ĐẠI NGHĨA:

Phải có ý thức trách nhiệm với sản phẩm

Hòa cùng sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, YouTube…, mỗi cá nhân hiện nay đều có thể đóng vai trò như một nhà xuất bản. Mỗi trang cá nhân là không gian lý tưởng để chủ sở hữu thoải mái sáng tác, đăng tải tất cả các chủ đề. Một số người trở thành "ngôi sao mạng xã hội" với lượt theo dõi rất lớn và còn kiếm được tiền từ những bài đăng.

Mạng xã hội bản chất vẫn là một xã hội thu nhỏ, chỉ có không gian "sinh hoạt" là ảo. Tuy nhiên, những hành vi diễn ra trên đó lại là thật, của những con người đang sống thật. Có người thích sáng tác thơ văn; có người chọn viết những điều tích cực, những câu chuyện đẹp để động viên người khác; có người thể hiện tài năng cá nhân bằng cách tải lên những clip hoạt động nghệ thuật, nấu ăn; có người giống như một kênh thông tin trực tuyến, chia sẻ tất cả những vấn đề mà họ bắt gặp, miễn là họ nghĩ rằng vấn đề đó có người quan tâm... Đó là những dạng xuất bản cá nhân tạo ngoại tác tích cực.

Tuy vậy, cũng có người tự biến mình thành một phóng viên điều tra, đi tìm hiểu hàng loạt vấn đề rồi tự suy luận, diễn giải, kết án; thậm chí sử dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây hệ lụy khó lường. Đây lại là những dạng xuất bản cá nhân gây ngoại tác tiêu cực.

Đáng báo động là ranh giới giữa đúng và sai, tích cực và tiêu cực trong vấn đề xuất bản cá nhân này đang thật sự rất mong manh, dễ bị lạm dụng.

Việc xuất bản cá nhân hiện nay trên các trang mạng xã hội là miễn phí, người thụ hưởng các sản phẩm đó cũng miễn phí nhưng khi sự việc gây ra ngoại tác tiêu cực, "chi phí trách nhiệm" hay "chi phí hậu quả", ai sẽ là người gánh chịu? Phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc.

Khi thông tin sai lệch, dĩ nhiên người đăng tin sẽ "chịu phí phạt" theo quy định của pháp luật nhưng "chi phí tổn thương" của người liên quan, ai sẽ chi trả?

Những người lợi dụng để lăng mạ, đấu tố người khác hoặc đơn giản là theo "trend" (xu hướng), không ý thức được thông tin đó phục vụ cho mục đích lăng mạ, đấu tố cá nhân/tổ chức, nếu đủ lớn và đủ dấu hiệu để bị xử lý, sẽ tìm ra người bị phạt. Thế nhưng, những vụ việc khác thì sao và ai sẽ bù đắp cho những tổn thương mà người bị đấu tố phải chịu?

Thứ ba là biến các bài xuất bản cá nhân thành hành động soi mói, tiết lộ thông tin người khác như lan truyền clip nóng, chia sẻ thông tin về gia thế người này người kia, khi chưa được sự đồng ý của họ, là vi phạm pháp luật. Nhưng nếu có kẻ xấu lợi dụng chia sẻ qua nhiều kênh thứ cấp, thực hiện các hành vi gây hại khác, ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc chia sẻ?

Cuối cùng, nghiêm trọng hơn, việc xuất bản cá nhân mang tính chất xúi giục, kích động người khác, gây ra bất ổn xã hội. Những người đăng tải phải chịu trách nhiệm đã đành nhưng việc có nhiều người khác chia sẻ và làm theo, trách nhiệm sẽ phải quy kết như thế nào cho hợp lý?

Tất cả các câu hỏi trên đều đang bỏ ngỏ, dành cho cơ quan chức năng và mỗi công dân chúng ta suy nghĩ. Để từ đó ý thức rõ hơn trách nhiệm của cá nhân với sản phẩm của mình. Xuất bản có thể là miễn phí, không gian có thể là ảo nhưng tác động là thật và hậu quả hoàn toàn không miễn phí.

Có cơ chế kiểm duyệt

Theo tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, trong các chương trình truyền hình và phát thanh trực tiếp, đạo diễn hay biên tập đều có một nút ngắt sóng, tắt âm thanh hay chuyển góc máy ngay lập tức nếu người phát biểu có những nội dung không phù hợp. Vì vậy, đã đến lúc phải có những cơ chế kiểm duyệt sát sao hơn nữa từ các cơ quan chức năng trước những phát ngôn thiếu lành mạnh được lan truyền trên không gian mạng.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 15-6

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo