xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như: Chiếm đoạt tiền gửi vào công ty sân sau

TÂN TIẾN

Huyền Như khai chiếm đoạt tiền của các tổ chức, cá nhân để trả nợ lãi nặng nhưng HĐXX đã đưa ra nhiều chứng cứ cho thấy bị cáo gửi vào công ty sân sau

Ngày 17-12, HĐXX tiếp tục ngày làm việc thứ ba phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm can tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Cho vay lãi nặng”.

Mắt thường có thể nhận biết chữ ký giả

Khi HĐXX hỏi lại yêu cầu kháng cáo là gì, tất cả những đơn vị, cá nhân liên quan đều yêu cầu xác định lại trách nhiệm pháp lý của họ với tư cách là bị hại và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh TP HCM phải trả tiền gốc cùng lãi suất.

Theo bản án sơ thẩm, bằng các thủ đoạn giả chữ ký của chủ tài khoản, con dấu giả, lệnh chi giả, bị cáo Như đã chiếm đoạt của Công ty CP Chứng khoán SaigonBank - Berjaya (Công ty SBBS) 210 tỉ đồng, Công ty CP Chứng khoán Phương Đông (Công ty Phương Đông) 380 tỉ đồng, Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) 125 tỉ đồng, Công ty CPĐT - TM An Lộc (Công ty An Lộc) hơn 170 tỉ đồng, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIP) 180 tỉ đồng và bà Giã Thị Mai Hiên trên 274 tỉ đồng.

 

Bị cáo Huyền Như cùng các đồng phạm tại phiên tòa ngày 17-12 Ảnh: TẤN THẠNH
Bị cáo Huyền Như cùng các đồng phạm tại phiên tòa ngày 17-12 Ảnh: TẤN THẠNH

HĐXX và các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các nguyên đơn dân sự nêu trên tập trung xoáy vào việc bị cáo Như có đồng phạm hay không? Cụ thể, vì sao bị cáo Phạm Thị Tuyết Anh (nguyên giao dịch viên VietinBank - Văn phòng Điện Biên Phủ) lập tài khoản cho mẹ chồng là bà Vũ Thị Thơm? Mở tài khoản khi nào? Lệnh chi của SBBS là thật hay giả? Phía SBBS có bao giờ ủy quyền cho bà Thơm không?

Trả lời các câu hỏi, bị cáo Anh cho rằng do áp lực về chỉ tiêu mở tài khoản nên lập tài khoản cho bà Thơm vào ngày 15-5-2011, mục đích để chuyển tiền tiết kiệm của gia đình. Thời điểm mở tài khoản bà Thơm, giữa SBBS và VietinBank chưa phát sinh giao dịch, SBBS chưa chuyển tiền. Lệnh chi là thật.

“Nếu lệnh chi là thật thì bị cáo đã biết Như làm giả” - HĐXX hỏi. Tuyết Anh im lặng, còn đại diện SBBS khẳng định không ủy quyền cho bất cứ ai và không biết bà Thơm là ai.

Về việc bị cáo Anh cho rằng không thể nhận ra chữ ký giả, đại diện VKSND Tối cao đã đưa chứng từ cho ông Nguyễn Tiến Hùng, đại diện VietinBank, xem và đặt câu hỏi: “Có thể nhận biết chữ ký giả hay không?”. Ông Hùng khẳng định bằng mắt thường có thể nhận biết được.

Bị dẫn dụ… vì lợi ích?

Khi HĐXX lập luận hợp đồng ủy thác có thể là thật hoặc giả nên cần trình bày đúng sự thật, ông Nguyễn Đức Thắng, đại diện Công ty Toàn Cầu, khẳng định có chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán 125 tỉ đồng và có ghi sổ sách cũng như được VietinBank xác nhận.

HĐXX hỏi: “Trong kháng cáo, Công ty Toàn Cầu cho rằng VietinBank buông lỏng quản lý, vậy nằm ở khâu nào? Ngoài lãi suất 14%/năm, công ty có nhận thêm bất cứ khoản tiền hoặc vật chất nào từ bị cáo Như?”. Ông Thắng cho rằng quản lý lỏng lẻo nằm ở khâu giám sát những quy trình do VietinBank đã ban hành và Công ty Toàn Cầu không nhận bất cứ khoản tiền nào từ Như.

Tuy nhiên, khi được hỏi, bị cáo Như cho biết đã nhờ Trần Thị Tố Quyên (nhân viên Công ty Hoàng Khải) đưa tiền cho bà Lê Huyền Trân và Lê Thanh Trúc Giang (nhân viên Công ty Toàn Cầu). Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Hùng cho rằng việc Công ty Toàn Cầu lập tài khoản là trái pháp luật. “Công ty này cũng chỉ vì lợi ích nên bị dẫn dụ và mới là doanh nghiệp lỏng lẻo trong khâu giám sát” - ông Hùng nói.

Đại diện Công ty An Lộc trình bày đơn vị này cũng chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán tại VietinBank 570 tỉ đồng, sau khi hợp đồng không thành, bị cáo Như đã chiếm đoạt 170 tỉ đồng. Vì Huyền Như không nhớ tình tiết này nên đại diện VKSND Tối cao đọc lại lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra:

Sau khi không xin được định mức, ông Trương Minh Hoàng, Phó Giám đốc VietinBank Chi nhánh TP HCM, đã chỉ đạo chuyển trả Công ty An Lộc 570 tỉ đồng nhưng tôi đã chiếm đoạt 170 tỉ đồng.

Đối với số tiền sau khi chiếm đoạt được, Huyền Như khai trả nợ lãi nặng nhưng HĐXX đã đưa ra nhiều chứng cứ cho thấy bị cáo gửi vào Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hoàng Khải - sân sau của Như cùng bị cáo Võ Anh Tuấn.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo