xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ôtô, VEC E đang vi phạm pháp luật

Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM)

(NLĐO) - Liên quan đến vụ chủ đầu tư đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây (VEC E) từ chối phục vụ 2 ôtô, luật sư cho rằng VEC E không có thẩm quyền làm việc này

Thời gian qua, vụ VEC E thay mặt Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC, thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 xe BKS 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác đã gây ra những luồng ý kiến trái chiều trong dư luận. 

    Xét thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 xe BKS 51A-55850 và 51G-77256C của VEC E:


    Căn cứ vào diễn biến vụ việc xảy ra cũng như quy định của pháp luật hiện hành có thể khẳng định quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 xe trên của VEC E là không có cơ sở và không phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:


Thứ nhất, có rất nhiều cá nhân tham gia gây rối trật tự và gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự giao thông tại trạm thu phí, bao gồm cả tài xế và các hành khách trên xe, cũng như các cá nhân, tổ chức khác tham gia lưu thông qua trạm thu phí. 

Do vậy, hậu quả gây ra nghiêm trọng như VEC E đưa ra để làm căn cứ xử phạt với tài xế 2 phương tiện trên là không phù hợp; việc này cần phải được xem xét, đánh giá làm rõ để xác định lỗi của từng cá nhân, chứ không nên quy chụp toàn bộ lên các tài xế.

Thứ hai, lãnh đạo VEC E lấy lý do hành vi của chủ các phương tiện trên thực hiện tại trạm thu phí là vi phạm Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV ngày 10/01/2019 về việc ban hành Quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác. Theo đó, Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV có quy định:

“Đối với những trường hợp vi phạm có tính chất nghiêm trọng, VEC sẽ áp dụng việc từ chối phục vụ vĩnh viễn ngay từ lần vi phạm thứ nhất và chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng đề nghị điều tra, xử lý vi phạm”.

Tuy nhiên, đây chỉ là một quyết định mang tính chất cá biệt của một doanh nghiệp chứ không phải là quyết định được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, mặc dù tổ chức này có quyền ban hành những quyết định cá biệt để cụ thể hóa những văn bản quy phạm pháp luật qua đó điều chỉnh tốt hơn lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý và điều chỉnh của mình nhưng những quy định được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV quy định về việc từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác là trái với Hiến pháp hiện hành khi xâm phạm quyền tự do đi lại của công dân, quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, cụ thể:

“Điều 23: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Hơn nữa, theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà hành vi của tài xế xe cũng như những hành khách trên xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt hoặc nặng hơn có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Do đó, việc xử lý sai phạm của tài xế cũng như hành khách sẽ thuộc về thẩm quyền của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo luật định. Theo đó, VEC E không có thẩm quyền để từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện nêu trên.

    Xét hành vi của 2 tài xe điều khiển phương tiện BKS 51A-55850 và 51G-77256:


Trong vụ việc này, 2 tài xế cũng có lỗi và những hành vi là gây rối trật tự giao thông đường bộ, trốn tránh nghĩa vụ đóng phí đường bộ,…Cụ thể: khi di chuyển vào làn thu phí, hướng từ Long Thành về TP HCM, khi đến ca bin thu phí, mặc dù đã nhận được tín hiệu từ nhân viên thu phí nhưng người điều khiển phương tiện không trả thẻ thu phí và tiền phí mà cố tình dừng tại làn thu phí, gây ùn tắc tại trạm, gây hoang mang cho nhân viên phục vụ tại trạm thu phí, làm mất trật tự an ninh tại khu vực.

Căn cứ vào quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì tùy vào hành vi vi phạm, hậu quả gây ra mà chủ phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt tương ứng như sau:

Người điều khiển ôtô có hành vi dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định, gây ùn tắc giao thông bị phạt tiền từ 800.000-1.200.000 đồng.

Người điều khiển ôtô có hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông, bị phạt tiền từ 1.200.000-2.000.000 đồng.

Ngoài ra, trường hợp người điều khiển ôtô cố ý không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát, cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại điều 260 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có thể bị phạt tù 3 năm-15 năm hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự về “Tội cản trở giao thông đường bộ” theo quy định tại điều 261 Bộ Luật Hình sự 2015 , sửa đổi năm 2017, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng-100.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng- 10 năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo