xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phép thử là ở đây!

Hồ Phi

Giữa ngày nắng nóng, đặt ra vấn đề chống ngập có vẻ hơi "lệch pha", nhưng những cơn mưa rào trong vài ngày qua cũng đủ nhắc nhở mọi người về mối lo ngại vốn dai dẳng ở TP HCM: Ngập!

Trong mùa mưa 2023, Sở Xây dựng TP HCM thống kê trên địa bàn chỉ có 18 tuyến đường ngập do mưa. Trong 2 năm liền thành phố đã giải quyết được 5 tuyến đường gồm Tân Quý, Trương Công Định, Ba Vân, Bàu Cát (quận Tân Bình), Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). Trong khi đó, trên các trang mạng xã hội, nhiều người dân ghi nhận các tuyến đường ngập để phòng tránh thì có đến 66 tuyến. Các điểm ngập tập trung ở các trục đường chính, nơi có lượng phương tiện đi lại lớn, tràn vào tới các ngõ ngách, các đoạn đường có bề mặt thấp. Số liệu chênh lệch có thể do cách thống kê và tùy định nghĩa, nhưng thực tế chỉ đến mùa mưa người dân sẽ khổ vì ngập.

Những kế hoạch chống ngập khổng lồ của TP HCM đã được đặt ra từ nhiều năm trước. Từ cách chống ngập cục bộ, ngập ở đâu nâng đường ở đó theo kiểu thủ công thì dần dần xây dựng thành những hệ thống chống ngập từng khu vực, từng tuyến địa hình để dần dần hình thành mạng lưới ngăn triều, thoát nước hoàn chỉnh. Quy mô nhất có lẽ là chương trình chống ngập 10.000 tỉ đồng với kỳ vọng chống ngập cho khoảng 6,5 triệu dân ở ven sông Sài Gòn và khu vực trung tâm. Sau 8 năm khởi công, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành. Những vướng mắc từ dự án này làm nhiều người sốt ruột và mong các dự án chống ngập rất lớn khác vừa được khởi công trong thời gian qua không bị lặp lại.

Chống ngập là công tác hạ tầng bắt buộc đối với bất cứ đô thị nào chứ chẳng riêng gì TP HCM. Từ khi hình thành, các đô thị luôn được chọn lựa ở những nơi cao ráo, dễ thoát nước và dễ lưu thông. Trừ những thành phố quá đặc biệt thì việc gia tăng ngập lụt thường là hậu quả của công tác quy hoạch đô thị chưa tốt, ưu tiên phát triển dân cư bất hợp lý và công trình hạ tầng được xây dựng chậm hơn tốc độ phát triển dân cư.

Theo số liệu của các kiến trúc sư Pháp, địa hình TP HCM thấp dần từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây. Thế nhưng khu vực phía Tây và Nam lại được phát triển đô thị rầm rộ nhất, nhanh chóng nhất. Hàng loạt không gian trữ và thoát nước phía Tây đã bị bê-tông hóa, hàng chục con kênh bị san lấp mà nay chỉ còn thấy trên bản đồ hoặc thu hẹp, bóp nghẹt. Khu vực ven sông là nơi để thoát nước hoặc xây dựng hệ thống thoát nước thì nay bị chắn bởi hàng trăm cao ốc trải dài cả chục cây số… Vấn đề này đã tác động rất xấu đến quá trình chống ngập của thành phố nên các dự án chống ngập lớn thành phố đang triển khai là điều hiển nhiên phải thực hiện.

Mùa mưa đang đến, đó chính là phép thử hiệu quả nhất, trực quan nhất đối với các dự án chống ngập mà không một báo cáo nào có thể sinh động hơn. Việc chống ngập ngày càng phức tạp, bởi đã xuất hiện sự lún sụt cốt nền đô thị và ảnh hưởng ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu. Những dự án đang được xây dựng phải tránh được những bất cập mà một số dự án chống ngập trước đây gặp phải: giải ngân chậm, thi công ì ạch, mất tác dụng khi thay đổi quy hoạch… Quan trọng hơn, dự án phải đủ tầm nhìn để giải quyết cả những vấn đề đô thị trong tương lai khi chúng ta xây dựng những thành phố vệ tinh như dự tính. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo