xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tê giác lâm nguy

Lữ Hồ

Cùng với sự giảm sút về số lượng, phạm vi phân bố tê giác ở Vườn Quốc gia Cát Tiên ngày càng bị thu hẹp và đời sống của chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những tác động của con người

Vụ xác một con tê giác Java được phát hiện tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên – Lâm Đồng ngày 19-4 vừa qua đã làm dấy lên sự lo ngại về mối nguy hiểm thường trực mà loài thú quý hiếm này phải đối mặt.

“Hiện nay, vẫn chưa xác định được số lượng tê giác Java, nếu còn sống sót, là bao nhiêu ở VN” - Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại VN khẳng định.

img
Lực lượng kiểm lâm sắp xếp lại bộ xương con tê giác phát hiện chết ngày 19-4 tại Vườn Quốc gia Cát Tiên Ảnh: WWF

3-4 hay 8-10 cá thể?

Năm 1987,  ông Điểu KTrang, một thợ săn ở huyện Cát Tiên, bắn chết một con tê giác cái gần sông Đồng Nai. Các nhà khoa học đã xác định đây là tê giác nhỏ một sừng, một loài phụ của tê giác Java hiện chỉ còn 2 quần thể sống sót trên trái đất (VQG Cát Tiên và VQG Ujung Kulon – Indonesia).
 
“Đã 22 năm trôi qua, chúng ta vẫn chưa biết chính xác vườn có bao nhiêu con tê giác và chúng có khả năng sinh sản hay không bởi không thấy bất kỳ dấu vết nào cho thấy có tê giác con hiện diện” - một cán bộ VQG Cát Tiên thừa nhận.


Để bảo vệ loài thú cực kỳ quý hiếm này, năm 1996, Khu Bảo tồn tê giác Cát Lộc được thành lập và đến tháng 12-1998 sáp nhập VQG Cát Tiên. Sau đó, VQG Cát Tiên đã lập 5 trạm kiểm lâm và Đội Giám sát tê giác (RMU) để bảo vệ, kiểm tra diễn biến quần thể tê giác ở vườn.
 
Thạc sĩ Phạm Hữu Khánh, Phó Giám đốc VQG Cát Tiên, thổ lộ: “Các đợt điều tra tìm dấu vết  tê giác gặp rất nhiều khó khăn do địa hình quá phức tạp. Tuy nhiên, RMU cũng đã đo đếm được kích thước dấu chân, thu thập được một số mẫu phân, sừng, da, xương tê giác gửi đi nước ngoài phân tích ADN. Bằng phương pháp bẫy ảnh, năm 1998, VQG Cát Tiên đã chụp được khoảng 20 kiểu ảnh tê giác”.

Nhiều năm qua, không có một báo cáo nào cho thấy tê giác xuất hiện ở Bình Phước hay Đồng Nai, còn tại Lâm Đồng cũng không thể rõ chính xác là bao nhiêu con còn sống sót. Trước đây, dựa vào nghiên cứu dấu chân, có nhà khoa học đã khẳng định VN còn khoảng 5-10 cá thể tê giác.

Xét nghiệm mẫu phân mà VQG Cát Tiên gửi sang, các nhà khoa học Trường ĐH Colombia - Mỹ nhận định tại đây còn khoảng 7-8 cá thể tê giác. Tuy nhiên, thạc sĩ Khánh cho rằng chỉ còn khoảng 3-5 cá thể tê giác tồn tại ở VQG Cát Tiên.


Sát bờ vực tuyệt chủng

Cùng với sự giảm sút về số lượng, phạm vi phân bố tê giác ở Cát Tiên ngày càng bị thu hẹp và đời sống đang bị đe dọa bởi những tác động của con người. Nhiều nhà khoa học cho rằng tê giác VN bị “stress” do bị tác động quá lớn của các khu vực dân cư  trong vùng khiến chúng luôn tìm cách lẩn trốn con người mà quên mất việc sinh sản.

img
Tê giác Cát Tiên được chụp bằng phương pháp bẫy ảnh năm 1998. Ảnh: Vườn Quốc gia Cát Tiên


Trong khu Cát Lộc, “lãnh địa” của tê giác Cát Tiên,  hiện còn hàng trăm hộ dân sinh sống. Đây là mối đe dọa thường trực đến sự sống tê giác vì người dân không ngừng phá rừng khiến rừng bị thu hẹp và đời sống loài vật này bị khuấy động.

Để tồn tại được, mỗi con tê giác phải có địa bàn hoạt động 600 - 1.000 ha. “Từ năm 2004 đến nay, VQG Cát Tiên đã xây dựng đề án tái định cư cho các thôn đang sinh sống trong vùng tê giác nhưng do kinh phí eo hẹp nên chỉ mới di dời được 78 hộ dân” - ông Khánh cho biết.

Chúng tôi đến “lãnh địa” Cát Lộc và hết sức ngỡ ngàng khi thấy khu vực này đã bị chia đôi bởi một con đường vừa mở. Một cán bộ kiểm lâm nhận xét: “Khu Cát Lộc bị chia đôi khiến tê giác không thể hoạt động về phía Bắc, nơi có sinh cảnh tốt hơn”.

Ngay tại xã Đồng Nai Thượng vẫn còn đến gần 1.300 người dân sinh sống trong vùng lõi VQG Cát Tiên. Họ thường xuyên phá rừng, khai thác lâm sản, bẫy chim - thú... làm cạn kiệt nguồn thức ăn của tê giác.


Trao đổi với chúng tôi, nhiều cán bộ VQG Cát Tiên cho biết một trong những mối quan tâm hàng đầu của họ hiện nay là các khu vực xung quanh những điểm khoáng đang bị biến dần thành đất nông nghiệp. Trong khu Cát Lộc có một số điểm khoáng quan trọng cho tê giác đến uống, không có những điểm này thì tê giác sẽ chết. Bàu Chim ở xã Phước Sơn là một điểm như thế nhưng nó lại nằm gần ruộng lúa của người dân nên từ lâu, tê giác đã không dám bén mảng đến đây.

VQG Cát Tiên đã thỏa thuận mua lại 12 ha ruộng lúa xung quanh, xây hàng rào ngăn chặn con người và gia súc xâm nhập bàu Chim nhưng đến nay vẫn không thấy dấu vết tê giác xuất hiện ở đây.


Những khu dân cư mới dọc theo sông Đồng Nai và dự án xây dựng đập thủy điện Đồng Nai 5 cũng khiến tê giác không thể mở rộng vùng hoạt động ra những khu vực kế cận, buộc chúng phải sống co cụm trong một vùng rất nhỏ hẹp. Điều này rất nguy hại cho sự sinh tồn của tê giác.


Bảo vệ tê giác không chỉ là bảo vệ tài sản quốc gia mà còn giữ gìn tài sản chung của nhân loại. Loài tê giác một sừng VN đang đứng rất gần bờ vực tuyệt chủng nếu cơ quan chức năng không có những giải pháp bảo vệ chúng kịp thời.

Luẩn quẩn

Một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sự sống tê giác là trả lại rừng cho chúng. Trước đây, VQG Cát Tiên đã lập đề án đưa dân ra khỏi vùng lõi khu Cát Lộc với kinh phí khoảng 60 tỉ đồng  nhưng không thực hiện được vì thiếu tiền.

Đến nay, đề án này phải cần đến 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chưa nên thực hiện đề án này vì e rằng sẽ phí phạm nếu không xác định được còn bao nhiêu cá thể tê giác sống sót và chúng có khả năng sinh sản hay không.


“Trước khi thực hiện đề án, chúng ta phải điều tra số lượng, độ tuổi và khả năng sinh sản của tê giác. Nếu chúng không có khả năng sinh sản để phát triển đàn thì nhất thiết phải đưa về các vườn thú nuôi dưỡng để bảo tồn gien, không nên thực hiện việc tái định cư.
 
Trước mắt, VQG Cát Tiên đang thực hiện phương châm ổn định dân tại chỗ, đầu tư phát triển kinh tế vùng đệm để thu hút dân tự ra ngoài. Muốn thu hút dân ra ngoài phải mất trên 10 năm, trong khi tê giác còn rất ít và nếu kéo dài thì chúng sẽ có nguy cơ chết trước khi dân ra” – thạc sĩ Phạm Hữu Khánh nhìn nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo