xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sóc Trăng: Đầu tư phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

THU TÂM

(NLĐO) – Tỉnh ủy Sóc Trăng đã xác định đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là đầu tư cho phát triển bền vững

Năm năm qua, kinh tế của tỉnh Sóc Trăng liên tục có bước tăng trưởng. Nguồn lực 3 chương trình mục tiêu quốc gia được lồng ghép, triển khai thực hiện hiệu quả để đầu tư, nâng cấp, làm mới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng

Qua đó, có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 99% hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số được sử dụng lưới điện quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,65%.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 70/80 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 4 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có sự chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 4.607 hộ với 67 mô hình phát triển sản xuất, góp phần đa dạng hóa sinh kế cộng đồng và giảm nghèo bền vững.

Sóc Trăng: Đầu tư phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số- Ảnh 1.

Sóc Trăng quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống

Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh còn 4.116 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (giảm 6.545 hộ so với năm 2021); tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2%/năm; trong đó, giảm tỷ lệ hộ Khmer nghèo 3%/năm (đạt chỉ tiêu Nghị quyết năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và chỉ tiêu Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ 3 đề ra).

Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Trong giai đoạn 2019 - 2024, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 14.826 căn nhà dành cho hộ nghèo; trong đó, có 6.184 căn nhà dành cho hộ nghèo người dân tộc thiểu số.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, 100% xã vùng có đông dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Ngoài ra, bên cạnh đầu tư phát triển hạ tầng giáo dục, các chế độ, chính sách hỗ trợ ăn ở, học tập cho học sinh người dân tộc thiểu số cũng được quan tâm triển khai đầy đủ, kịp thời.

Các chế độ, chính sách đối với người có uy tín được cấp uỷ, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp quan tâm thực hiện tốt.

Thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững; lao động là người dân tộc thiểu số còn thiếu việc làm, việc làm không ổn định.

Do đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao so với bình quân chung của tỉnh nên việc phấn đấu giảm ấp đặc biệt khó khăn chưa đạt yêu cầu. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa tham gia bảo hiểm y tế; tình hình tệ nạn xã hội, nhất là việc sử dụng ma túy còn diễn biến hết sức phức tạp.

Theo ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng - cộng đồng các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời và là "máu - thịt" của dân tộc Việt Nam, "no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau".

Do đó, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã xác định đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là đầu tư cho phát triển bền vững, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; đồng thời, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào các dân tộc thiểu số so với bình quân chung của tỉnh.

Quyết tâm thực hiện tốt 7 nội dung

Trong thời gian tới, để triển khai thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng đề nghị và mong muốn cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và đồng bào các dân tộc trong tỉnh quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tiếp tục tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền địa phương về công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Hai là, đẩy mạnh lồng ghép, triển khai thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguồn lực từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Ba là, tăng cường vận động, tranh thủ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội nhằm huy động thêm nguồn lực để chăm lo thực hiện các chính sách an sinh xã hội, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho hộ nghèo vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau. Tiếp tục thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bốn là, quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống; bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật, các lễ hội đặc trưng, tạo sự giao lưu văn hoá, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc.

Năm là, kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế - xã hội với giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của người dân trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sáu là, quan tâm xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào các dân tộc thiểu số làm hạt nhân nòng cốt xây dựng các phong trào tại cơ sở. Làm tốt công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 đối với vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm yêu cầu cơ cấu.

Bảy là, tiếp tục truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; kết nối đồng bào các dân tộc thiểu số cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ 4, năm 2024 đề ra, góp phần xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển, văn minh và hạnh phúc.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo