xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Bỏ quên" đoạn tăm nhang trong tai suốt 1 năm

A.Thư

(NLĐO)- Trong ca phẫu thuật loại bỏ đường rò luân nhĩ bị viêm nhiễm ở tai cụ ông, các bác sĩ đã phát hiện… một đoạn tăm nhang dài 2 cm bị "bỏ quên" trong tai từ lâu.

Bỏ quên đoạn tăm nhang trong tai suốt 1 năm - Ảnh 1.

Hiện sức khỏe của cụ ông 73 tuổi (áo xanh, bên trái) đã ổn định

Sáng 19-6, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết vừa phẫu thuật cho một cụ ông 73 tuổi đến từ Long An, bị viêm nhiễm nặng ở tai phải. Hiện bệnh nhân đã khỏe mạnh, vùng tai tiến triển tốt sau ca mổ và đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

Theo nam bệnh nhân, ông vốn có một lỗ nhỏ ở trước tai phải từ khi còn nhỏ, mà ông hay gọi là "lỗ tai nhỏ". Lỗ này hay ngứa ngáy và ông có thói quen dùng cây tăm nhang (chân nhang) để ngoáy. Tuy nhiên, cách đây khoảng 1 năm, ông đang ngoáy lỗ dò thì đứa cháu ngoại chạy lại đùa, chụp vào tai khiến cây tăm nhang bị gãy. Sau đó, ông cũng quên luôn sự việc, không hề biết có một đoạn tăm nhang còn mắc kẹt trong tai.

Sau đó một thời gian, tai ông hay bị sưng, viêm, nhưng uống thuốc hoài không hết. Cách đây 1 tháng, vùng áp xe đã lan rộng, sưng to cả trước và sau tai nên ông đã đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM và được  bác sĩ chỉ định loại bỏ lỗ nhỏ trước tai và khối áp xe. Theo bác sĩ chuyên khoa II Thái Hữu Dũng, Phó trưởng khoa Nhi - Tổng hợp, người phẫu thuật cho cụ ông, trong khi mổ, ê kíp đã phát hiện ra một đoạn tăm nhang "bỏ quên" dài đến 2 cm. Chính đoạn tăm nhang này gây bít tắc lỗ dò và dẫn đến viêm nhiễm.

Bác sĩ Thái Hữu Dũng lý giải: "rò luân nhĩ" tức là vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi mới sinh ra, đó là một dị tật bẩm sinh gây ra bởi sự khiếm khuyết hoặc sức hợp nhất không hoàn toàn trong quá trình  phôi thai. Tỉ lệ ở người da vàng khoảng 1,6-2,5% (theo nghiên cứu của Đài Loan). Các nghiên cứu ở Châu Phi cho thấy tỉ lệ cao hơn, trong khi ở Châu Âu thì tỉ lệ này thấp hơn.

Bỏ quên đoạn tăm nhang trong tai suốt 1 năm - Ảnh 2.

Các lỗ rò luân nhĩ trên tai một số bệnh nhân

Khiếm khuyết này thường thấy ở một bên tai, chủ yếu là tai phải, nhưng một số trường hợp có thể bị cả hai tai. Lỗ rò này đi sâu vào trong, bám vào màng sụn, vốn là một ống được lát bởi biểu mô, có tổ chức nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã và lớp biểu bì bong tróc. Vì vậy, ống này hay bị bít tắc và gây nhiễm trùng. 1/3 bệnh nhân bị rò luân nhĩ không có triệu chứng gì và không cần điều trị.

Bỏ quên đoạn tăm nhang trong tai suốt 1 năm - Ảnh 3.

Các vị trí lỗ rò thường xuất hiện

Biến chứng thường gặp nhất ở dị tật này là nhiễm trùng. Ở giai đoạn viêm mô tế bào cấp, có thể điều trị nội khoa. Tuy nhiên nếu vùng viêm nhiễm dẫ tạo mủ thì phải phẫu thuật rạch dẫn lưu. Có thể điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn lỗ rò, tuy nhiên bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát.

Bác sĩ chuyên khoa II Võ Quang Phúc, Phó Giám đốc chuyên môn của Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết thông qua trường hợp này, các bác sĩ muốn khuyến cáo người dân cẩn thận hơn với thói quen dùng đồ vật nhét, ngoáy vào các lỗ tự nhiên trên cơ thể, nhất là nếu nhà có trẻ em phải chú ý đến thói quen này của trẻ. Ngoài ra, nếu bạn mắc dị tật rò luân nhĩ, cần biết cách chăm sóc, theo dõi và đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi có hiện tượng viêm nhiễm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo