xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chăm sóc tinh thần cho lực lượng tuyến đầu

NGUYỄN THUẬN - PHƯƠNG HOA

Đội ngũ nhân viên y tế, công an, quân sự, dân quân tự vệ, đoàn viên - thanh niên, tình nguyện viên... trong lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 có nhiều áp lực tâm lý cần được quan tâm

Tiến sĩ tâm lý Phạm Văn Tư, giảng viên Khoa Công tác xã hội Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng sự hỗ trợ về mặt tinh thần cho lực lượng tuyến đầu hiện nay là rất cấp bách, nếu không được tham vấn trị liệu kịp thời thì tổn thương sẽ kéo dài, rất dai dẳng, khó hồi phục.

Sang chấn tâm lý

P.V.T là học viên năm 3 của Học viện Quân y Hà Nội, ngày 23-8, T. cùng các học viên khác được phân công vào TP HCM chi viện chống dịch. Khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, công việc ập đến liên tục, lúc nào cũng trong trạng thái chạy đua với thời gian.

Chăm sóc tinh thần cho lực lượng tuyến đầu - Ảnh 1.

Lực lượng tuyến đầu chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng tại TP HCM (Ảnh: NGUYỄN THUẬN)

T. phải hỗ trợ bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân nặng, dù đã rất cố gắng nhưng không ít người bệnh vẫn không qua khỏi. Nhiều lần chứng kiến cái chết như vậy, thấy sự đau khổ của người nhà, T. rất sốc. T. cho biết đến nay vẫn chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh này.

Giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, lực lượng tuyến đầu với trách nhiệm nghề nghiệp của mình, đã làm việc liên tục để khoanh vùng, dập dịch, điều trị cho bệnh nhân với cường độ rất cao trong thời gian dài. Sự cống hiến của họ đã góp phần khống chế được đại dịch. Tuy nhiên, một bộ phận lực lượng tuyến đầu không thể tránh khỏi tổn thương tâm lý. Có người chỉ bị căng thẳng nhẹ nhưng cũng có người đã bị sang chấn tâm lý, trầm cảm. Những người này gần như không được tham vấn trực tiếp, đây là thiệt thòi cho họ.

Nguy cơ rối loạn tâm thần

Các chuyên gia tâm lý cho biết một số dấu hiệu dễ nhận thấy ở người có vấn đề tâm lý như: buồn chán, lo âu, căng thẳng, cảm xúc bất thường như mất ngủ hoặc ngủ nhiều, ăn nhiều, ăn ít, cáu giận vô cớ...

Tiến sĩ Lê Minh Công, Phó Khoa Công tác xã hội Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM), cho hay lực lượng tuyến đầu rất dễ bị tổn thương sức khỏe tâm thần. Các sang chấn có thể là tình trạng kiệt sức, điều này làm gia tăng các stress mang tính bệnh lý như lo âu, trầm cảm.

"Vì chứng kiến nhiều tình huống bệnh tật và mất mát, lực lượng tuyến đầu có thể bị các triệu chứng stress sau sang chấn hoặc các rối loạn tâm thần một thời gian dài sau đó. Có những nghiên cứu cho thấy những người trong lực lượng tuyến đầu có thể có các rối loạn tâm thần sau 2-3 năm khi hết dịch" - tiến sĩ Lê Minh Công cảnh báo.

Các chuyên gia lưu ý khi nhận diện được mình có vấn đề tâm lý, cần chủ động thực hiện các biện pháp tự chăm sóc tinh thần. Một phương pháp dễ thực hiện nhất là tập thở, hơi thở sẽ giúp tìm lại sự cân bằng. Trong trường hợp vẫn không hóa giải được cảm giác tâm lý nặng nề thì nên tìm đến chuyên gia tham vấn trị liệu tâm lý. Hiện nay có nhiều nhóm trên mạng của các nhà chuyên môn về tâm lý, công tác xã hội sẵn sàng hỗ trợ miễn phí cho đội ngũ tuyến đầu.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo