Theo trang The News International, việc giảm trọng lượng thừa thông qua chế độ ăn uống, thuốc men, hoạt động thể chất hoặc phẫu thuật nội tiết.
TS Jonathan Hazlehurst, một chuyên gia về béo phì nội tiết và bệnh tiểu đường type 2, cho biết béo phì không chỉ là yếu tố nguy cơ của tiểu đường mà còn dẫn đến bệnh tim mạch, thận mãn tính, loãng xương, dạ dày, xương khớp cùng một số loại ung thư.
TS Tejhmal Rehman, làm việc tại bệnh viện quốc tế Shifa (Pakistan) nói: "Các nghiên cứu khoa học cho thấy béo phì cũng là nguyên nhân gây ra chứng huyết áp cao, tim mạch, sỏi thận và các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Những người giảm được 5-7% trọng lượng cơ thể có thể tránh được tiểu đường và một số bệnh không lây nhiễm khác".
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường. Ảnh: Shutterstock
Theo Health Shots, bà Rihana Qureshi, chuyên gia dinh dưỡng và là người sáng lập Get Fit with Rihana, chia sẻ một số bí quyết ăn uống để kiểm soát bệnh tiểu đường.
1. Nên tránh thực phẩm nhiều đường và tinh bột
Thực phẩm chúng ta ăn cuối cùng được chuyển hóa thành đường nhưng với số lượng và mức độ khác nhau. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể.
2. Chọn cacbohydrat tự nhiên thay vì tinh chế
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, carbohydrate (đặc biệt là đã qua chế biến) phân hủy trong cơ thể nhanh hơn, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Vì vậy, hãy tránh sử dụng các loại carbohydrate tinh chế và đóng gói như mì ống, mì sợi, yến mạch, bánh quy.
Lập kế hoạch ăn uống lành mạnh để kiểm soát bệnh tiểu đường. Ảnh: Shutterstock
Bà Qureshi khuyên nên bổ sung carbohydrate tự nhiên có trong các loại rau xanh như bina, súp lơ, bông cải xanh, rau diếp, dưa chuột, cà chua và bắp cải.
Bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn các loại rau giàu tinh bột như khoai tây, đậu Hà Lan. Ngoài ra, hãy chọn các loại trái cây ít đường như cam, dưa chuột, dâu tây và việt quất.
3. Nhịn ăn gián đoạn
Nhịn ăn thường xuyên đảm bảo rằng cơ thể sử dụng chất béo và glycogen dự trữ hiện tại. Nếu không quen với việc nhịn ăn, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn và sau đó bắt đầu với chế độ nhịn ăn gián đoạn, nghĩa là ăn tất cả các bữa ăn trong ngày trong 8-10 giờ và sau đó nhịn ăn trong 14-16 giờ.
Lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn đối với bệnh tiểu đường. Ảnh: Shutterstock
Bà Qureshi giải thích rằng nhịn ăn cho thấy những kết quả đáng kể trong việc điều chỉnh hóc môn insulin, giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường type 2 trong một số trường hợp.
Bà Qureshi nhấn mạnh: "Ăn hoặc ăn vặt thường xuyên có thể làm tăng insulin. Thay vào đó, hãy ăn 2-3 bữa ăn lành mạnh trong một ngày. Bạn nên chuẩn bị bữa ăn với chất béo chất lượng tốt, chẳng hạn như bơ sữa động vật, để no lâu hơn ".
Bình luận (0)