xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đớn, ám ảnh tận cùng với "Ranh giới"

Yến Anh

(NLĐO)- Phát sóng tối 8-9, bộ phim tài liệu "Ranh giới" ngay lập tức gây bão mạng với những hình ảnh ám ảnh, đầy nước mắt về đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, ngày đêm giành giật sự sống cho các sản phụ mắc Covid-19.

Lần đầu tiên, rất nhiều khán giả được nhìn, cảm nhận chân thực nhất những gì đang diễn ra đằng sau cánh một bệnh viện điều trị Covid-19. Nó ám ảnh người xem về hậu quả tàn khốc của Covid-19, về sự hi sinh không thể nói bằng lời của các y bác sĩ, nhân viên y tế.

Đau đớn, ám ảnh tận cùng với Ranh giới - Ảnh 1.

Những hình ảnh đau đớn đến ám ảnh trong phim "Ranh giới"

"Ranh giới" đưa người xem đến khu K1 bệnh viện Hùng Vương với những giường bệnh và những bộ đồ bảo hộ của các y bác sĩ khoa Sản nhi. Nơi ấy, các y bác sĩ đã phải đứng trước rất nhiều ranh giới và sự lựa chọn để giữ lấy sinh mạng cho không chỉ một người mà là hai mẹ con. Và những hộ lý, bác sĩ ở K1 ấy, giữa những tiếng chuông điện thoại liên hồi, giữa tiếng gọi của bệnh nhân... không có một phút ngơi nghỉ nào trong cuộc chiến giành giật giữa sự sống và cái chết.

Những sản phụ ở đây, có những người buông xuôi, xin về nhà gặp mặt người thân lần cuối. Nhưng có những người bệnh nỗ lực không ngừng, cùng y bác sĩ vượt qua số phận, vì mình, vì con. Có cả những người chỉ mong được hít thở một cách bình thường. Nhưng ám ảnh người xem đến tận cùng, là những nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu. Bộ phim kết thúc bằng câu của nhà văn Nguyễn Khải: "Ở đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy".

Đau đớn, ám ảnh tận cùng với Ranh giới - Ảnh 2.

Những hình ảnh đau đớn đến ám ảnh trong phim "Ranh giới"

Bộ phim gây xúc động mạnh ngay sau khi phát sóng. Nhà báo Diễm Quỳnh xúc động viết: "Ranh giới" - phim tài liệu về cuộc vật lộn của con người và Covid-19. Đau đớn, ám ảnh nhưng chân thật và thức tỉnh! Biết ơn các y bác sĩ quên mình cứu người bệnh! Khâm phục các đồng nghiệp VTV bám trụ tuyến đầu!".

Trong khi đó, ca sĩ Minh Quân đề nghị VTV cho chiếu đi chiếu lại phóng sự "Ranh giới" - VTV đặc biệt để nhân dân thấy tường tận sự nguy hiểm của con Covid nó hành hạ bệnh nhân như thế nào? "Sự sống mong manh, cái chết bất ngờ ra làm sao! Hãy xem ngay và luôn! Xem để mà sợ, mà phòng tránh, mà chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ và Bộ Y tế. Xem để cảm phục sự nỗ lực của các y bác sĩ, tình nguyện viên tuyến đầu hết mình để cứu sống bệnh nhân! Cảm ơn VTV đã sản xuất một bộ phim giá trị vô cùng"- Minh Quân viết.

Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư chia sẻ khi vào TP HCM, ê-kíp thực hiện chưa có phương án cụ thể nào cả. Trong rất nhiều đề tài, anh quyết định làm về các thai phụ bị nhiễm Covid-19. Lý do anh chọn đề tài này vì nghĩ cuộc sống giống như một vòng tròn luân hồi, dịch bệnh đã cướp đi rất nhiều sinh mạng nhưng bên cạnh đấy vẫn có những em bé được chào đời.

"Ê-kíp chọn tác nghiệp là khu K1 - Bệnh viện Hùng Vương, TP HCM, nơi điều trị cho rất nhiều sản phụ đã bị nhiễm Covid-19. Vào được ngày thứ 2 thì tôi nhớ một buổi tối, tôi được chứng kiến đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Hùng Vương thuyết phục bệnh nhân để cố gắng giữ được cho họ thở dù họ đôi khi không chấp nhận, phản đối nhưng các bác sĩ vẫn rất nhẫn nại. Nếu không nghe theo bác sĩ thì chỉ số SPO2 của bệnh nhân sẽ tụt rất nhanh. Ranh giới sống chết lúc này bộc lộ rõ nhất, chỉ trong khoảnh khắc là thai phụ có thể bị ngất xỉu, mê man. Khi ấy, tôi thấy ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh quá. Chính vì vậy, tôi quyết định đặt tên phim là Ranh giới và dự định nói về ranh giới sự sống, cái chết, rồi sự ra đời của các em bé ở trong này"- Tạ Quỳnh Tư nói.

Đạo diễn cũng tâm sự những ngày ở K1, các y bác sĩ đã cho anh động lực, niềm tin và cái nhìn khác về họ. Đây lần đầu tiên anh cảm nhận hết được hi sinh của người bác sĩ. Ở đó, anh thấy giữa bác sĩ và bệnh nhân không hề có bất cứ ranh giới nào. Bác sĩ chữa trị bằng cái tâm, bằng tấm lòng và những lúc gay go nhất, những lúc nguy hiểm nhất cần phải giành giật sự sống cho bệnh nhân là lúc họ bộc lộ sự gần gũi nhất với người bệnh.

Chia sẻ thêm về tên phim, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cho hay "Ranh giới" là một từ có hàm ý rất đa nghĩa đa chiều. Nghĩa đầu tiên có thể ai xem phim cũng sẽ thấy, đó là K1 là khu biệt lập hoàn toàn, ngăn cách với bên ngoài qua 2,3 lớp cửa.

Ranh giới còn là khoảng cách giữa một người bác sĩ với một người bệnh nhân. Xem phim, khán giả sẽ hiểu bệnh nhân thì phải dùng oxy để thở, đối với bệnh nhân thai phụ đang mắc Covid-19 thì họ thở cho cả con nữa. Oxy không thể thiếu và là huyết mạch để nuôi sống bệnh nhân. Nhưng huyết mạch đấy có truyền đến cứu sống được bệnh nhân hay không thì phải trông chờ vào những "bình oxy sống", chính là đội ngũ y bác sĩ. Bác sĩ phải giúp bệnh nhân thở, trông họ trong lúc thở, vận hành mọi thứ để có oxy, lúc hết oxy thì bóp bóng bằng tay cả đêm cho bệnh nhân.

Và một ranh giới nữa là khi phải đối mặt với sự sống và cái chết của bệnh nhân thì bác sĩ không màng đến sự lây nhiễm. Khi nhấn tim thì khả năng lây nhiễm là cao nhất nhưng các bác sĩ đã liên tục thay nhau nhấn tim để cứu thai phụ. Khoảnh khắc đấy là ranh giới không có rào cản về tình người, về sự quyết tâm giành giật sự sống cho các bệnh nhân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo