Theo kế hoạch của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, 5.000 bệnh nhân đầu tiên này sẽ bắt đầu được điều trị vào tháng 4 năm sau. Bước thử nghiệm lâm sàng cuối cùng do Đại học New Castle (Anh) đứng đầu vừa chứng tỏ thành công vượt bậc khi giúp 10 người ngỡ bị tiểu đường mạn tính đã khôi phục dần khả năng tự kiểm soát đường huyết. Họ còn giảm được tới 15 kg sau 1 năm thí nghiệm.
Kiểu ăn kiêng với 800 calo - chưa đến một nửa lượng calo người trưởng thành cần nạp hàng ngày, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bác sĩ, sẽ giúp chữa tiểu đường cho nhiều người - ảnh minh họa từ internet
Giáo sư Roy Taylor, người đứng đầu nghiên cứu, khẳng định rằng giờ đây chúng ta có thể thấy tiểu đường type là một vấn đề đơn giản, khi một cá nhân tích lũy chất béo hơn mức họ có thể đối phó. Thông qua một chế độ ăn kiêng đủ kiên trì, họ có thể giảm mỡ và đẩy lùi căn bệnh.
Phương pháp điều trị bằng chế độ ăn này yêu cầu bệnh nhân chỉ được nạp 800 calo mỗi ngày, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bác sĩ.
Kiểu ăn này dựa trên cơ chế khởi phát của tiểu đường type 2: calo dư thừa dẫn tới gan nhiễm mỡ, khiến gan sản xuất quá nhiều glucose. Mỡ thừa sau đó không còn có thể trú ngụ an toàn dưới da, bắt đầu di chuyển vào tuyến tụy, làm các tế bào ở đây không còn sản xuất insulin thành công, gây ra tiểu đường. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu phát hiện chỉ cần mất ít hơn 1 g chất béo từ tuyến tụy, quá trình sản xuất insulin có thể được khởi động trở lại. Kiên trì ăn kiêng kiểu này, bệnh nhân có thể giúp tuyến tụy dần hoạt động bình thường trở lại, rồi khỏi bệnh hoàn toàn!
Bình luận (0)