xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngân hàng huyết thanh giúp kiểm soát dịch bệnh

PGS-TS Lê Văn Tấn (Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng - Đại học Oxford tại Việt Nam)

Mục tiêu của việc điều tra huyết thanh là theo dõi mức độ miễn dịch trong cộng đồng đối với một tác nhân gây bệnh nào đó.

Việc này nhằm cung cấp những dữ liệu khoa học giúp đề ra các chính sách y tế phù hợp, như chính sách tiêm chủng hay ứng phó một dịch bệnh mới nổi.

Việc thiết lập ngân hàng huyết thanh có tính đại diện cao cho người dân thuộc một vùng lãnh thổ (quận - huyện, tỉnh - thành, quốc gia, khu vực) cần khảo sát là mấu chốt nhằm bảo đảm việc điều tra huyết thanh có độ tin cậy và chính xác cao.

Từ lâu, các nước trên thế giới đã tiến hành xây dựng ngân hàng huyết thanh và chương trình điều tra dịch tễ huyết thanh học tương ứng. Điển hình, tại Anh, ngân hàng huyết thanh được thành lập vào năm 1986. Đến nay, ngân hàng này đã thu nhận trên 200.000 mẫu huyết thanh từ người dân Anh ở các độ tuổi khác nhau. Thông qua đó, các kết quả điều tra huyết thanh học đã cung cấp thông tin quan trọng cho việc phải tiêm vắc-xin bổ sung cho các nhóm dễ mắc bệnh tại nước này.

Ngân hàng huyết thanh cũng đã được sử dụng nhằm đánh giá mức độ lây lan và miễn dịch cộng đồng của đại dịch cúm vào năm 2009, gần nhất là đại dịch COVID-19 ở Anh. Các kết quả điều tra huyết thanh này là cơ sở khoa học nhằm góp phần định hướng chiến lược tiêm vắc-xin cũng như giãn cách xã hội phù hợp theo từng thời điểm khác nhau của đại dịch COVID-19.

Ngân hàng huyết thanh giúp kiểm soát dịch bệnh - Ảnh 1.

Kỹ thuật viên xử lý mẫu tại ngân hàng huyết thanh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM Ảnh: HẢI YẾN

Tại Việt Nam, một số ngân hàng huyết thanh cũng đã được thành lập thông qua chương trình nghiên cứu điều tra dịch tễ của Bộ Y tế như Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP HCM. Trọng tâm của các chương trình giám sát này có thể kể đến như HIV, Zika virus, viêm gan siêu vi B và C, cúm A H5N1.

Năm 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) kết hợp với Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng - Đại học Oxford và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thực hiện 3 đợt khảo sát và thu thập mẫu huyết thanh để đánh giá tình trạng miễn dịch với COVID-19. Kết quả cho thấy hơn 98% người dân TP HCM có kháng thể phòng ngừa COVID-19. Điều này đã cung cấp bằng chứng thực tế về hiệu quả của vắc-xin COVID-19 đáp ứng miễn dịch cộng đồng. Đây là nền tảng để Sở Y tế TP HCM tiếp tục kêu gọi người dân tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Thực tiễn cho thấy thiết lập ngân hàng huyết thanh có tính đại diện cao cho toàn bộ người dân trong một khu vực là cần thiết, cho phép khảo sát tình trạng miễn dịch cộng đồng với các tác nhân gây bệnh, góp phần cung cấp những dữ liệu khoa học. Từ đó, đánh giá được tình hình miễn dịch cộng đồng; đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp; dự đoán dịch hoặc phát hiện sớm khả năng bùng phát dịch và khảo sát sự lưu hành thầm lặng của tác nhân gây bệnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo