xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều “điểm đen” sốt xuất huyết

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Sốt xuất huyết đang đe dọa sức khỏe cộng đồng ở TP HCM nhưng công tác phòng chống chưa hiệu quả

Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến nay, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có chiều hướng gia tăng và dự báo vào mùa mưa này, dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Riêng khu vực phía Nam, số ca mắc SXH tăng 35,2%.

Nguy cơ bùng phát dịch rất lớn

Báo cáo mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM ngày 6-5 cho thấy dịch bệnh này chưa có dấu hiệu giảm. Từ đầu năm đến nay, TP đã ghi nhận 3.757 trường hợp mắc SXH phải nhập viện điều trị. Tính riêng trong tháng 4, có gần 500 bệnh nhân SXH, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính số ca SXH 3 tháng trước đó thì tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP, cho biết hiện còn 7 phường, xã tại các quận Bình Tân, Thủ Đức, quận 8, huyện Bình Chánh là điểm nóng của SXH khi 4 tuần liên tiếp đều xuất hiện các ca bệnh. Theo BS Dũng, SXH hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy khi dịch bệnh bùng phát, việc kiểm soát sẽ rất khó khăn.

SXH thường diễn tiến theo chu kỳ cứ 5 năm bùng phát 1 lần và 10 năm lại tăng gấp đôi trên toàn thế giới. Từ năm 2010 đến 2014, bệnh SXH có xu hướng giảm dần nhưng bước qua năm 2015, bệnh bắt đầu diễn biến khó lường. “Thời tiết khu vực Nam Bộ đang ở giai đoạn cuối mùa khô, dự kiến khi bước vào mùa mưa bệnh sẽ tăng nhanh, nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn” - BS Dũng nhận định.

Theo Bộ Y tế, TP HCM là một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị hàng đầu cả nước nhưng để loại dịch bệnh nguy hiểm này rình rập là đáng quan ngại. BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết trong vòng 5 năm qua, trên địa bàn TP tồn tại 8 “điểm đen” dịch bệnh SXH tại các quận, huyện: Bình Chánh, Bình Tân, Hóc Môn, Tân Bình, Thủ Đức, Củ Chi, Tân Phú và quận 8. Số ca mắc SXH ở những nơi này chiếm tới 50% tổng số ca SXH trên toàn TP. Mặc dù ngành y tế đã tăng cường các biện pháp hỗ trợ phòng chống SXH nhưng tình hình dịch bệnh tại các “điểm đen” nhiều năm qua vẫn chậm được cải thiện.

 

Bệnh nhi bị sốt xuất huyết đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)
Bệnh nhi bị sốt xuất huyết đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)

 

Lơ là phòng chống

Phân tích các nguyên nhân làm gia tăng dịch bệnh SXH, Sở Y tế TP cho rằng đây là hậu quả của sự biến động dân số, biến đổi môi trường và đặc biệt là ý thức phòng chống bệnh của cộng đồng. Nhiều địa phương còn lơ là, chưa chủ động công tác phòng chống, chỉ chạy theo đuôi dịch bệnh; công tác xử lý ổ dịch chưa đạt yêu cầu như: bỏ sót ca bệnh, chậm phun thuốc diệt muỗi, khi có dịch thì tập trung xử lý nhưng khi dịch lắng xuống thì

chủ quan...

BS Hưng cho biết thêm công tác phòng chống dịch SXH gặp khó khăn còn do TP đông dân, việc xác định địa chỉ ca bệnh để giám sát thường khó chính xác (chỉ đạt 70% từng địa phương). Thêm vào đó, các công trình xây dựng dở dang trong khu dân cư tạo ra ao tù nước đọng, là môi trường tốt cho muỗi sinh sôi lây bệnh. “Cộng đồng không thể đổ dồn trách nhiệm phòng chống bệnh SXH lên ngành y tế, đặc biệt với 8 địa phương có “điểm đen” nói trên, thiết nghĩ chính quyền ở đây cần phải xác định trách nhiệm của mình” - ông Hưng phân trần.

Tại hội nghị tăng cường công tác phòng chống SXH năm 2015 do Bộ Y tế tổ chức ở TP HCM mới đây, GS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết hiện nay bệnh SXH tại các tỉnh phía Nam có xu hướng tăng cả về số trường hợp mắc và tử vong. Tuy nhiên, các địa phương chưa triển khai quyết liệt và còn quá thụ động, trông chờ. Ông đã phê bình một số địa phương là đô thị lớn nhưng không dám cam kết kiểm soát loại dịch bệnh nguy hiểm này.

Riêng TP HCM, ông Long đặt câu hỏi cho lãnh đạo Sở Y tế: Vì sao dịch SXH ở TP lúc nào cũng tăng, TP có cam kết kéo giảm được dịch bệnh không? “Chúng tôi mong TP làm quyết liệt. Sở Y tế hỗ trợ chuyên môn, UBND TP chỉ đạo chứ không thể để một TP du lịch mà lại tiềm ẩn dịch bệnh như vậy” - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

 

Phạt nặng nếu xảy ra ổ bệnh

Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Sở Y tế đang phát biểu mẫu cho các gia đình, cơ quan, xí nghiệp tự đánh giá về công tác phòng chống dịch SXH. Theo đó, họ phải cam kết không để xảy ra các yếu tố liên quan đến SXH. Nếu để xảy ra ổ bệnh, ngành y tế sẽ phối hợp với cơ quan chức năng chế tài xử phạt đối với những hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp với mức cao nhất có thể là 20 triệu đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo