xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tác hại của bisphenol A

DS Nguyễn Bá Huy Cường

Gần đây, có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của bisphenol A (BPA) đối với sức khỏe của con người.

Có thể ví bisphenol A (bisphenol A) là một “estrogen tổng hợp”, được dùng rộng rãi để ổn định độ bền cho các loại nhựa, như polycarbonate và epoxy. Nói một cách “sặc mùi” hóa học thì BPA là một hợp chất hữu cơ chứa 2 nhóm chức năng phenol. “Tội ác” của BPA thì nhiều vô số kể, chẳng hạn gây rối loạn hệ nội tiết, từ đó gây xáo trộn sự chuyển hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh sản và tăng trưởng, đến nhiễm sắc thể và não, làm rối loạn chức năng thần kinh, gây ung thư, dẫn đến các bệnh về tim mạch, dậy thì sớm, béo phì, vô hiệu hóa tiến trình hóa trị liệu ở những bệnh nhân ung thư.

Tuy cái tên hơi “lạ”, nhưng những người tiêu dùng phải tiếp xúc với BPA hằng ngày, thậm chí hằng giờ. Theo ước tính, có khoảng gần 3 tỉ kg BPA “xâm nhập” vào hàng ngàn sản phẩm tiêu dùng mỗi năm. Những sản phẩm này bao gồm các lọai nhựa polycarbonate dùng để chế ra các dụng cụ gia dụng như bình sữa trẻ em, chai đựng nước, hộp nhựa chứa thực phẩm... Ngoài ra, BPA cũng được dùng để tráng vào mặt trong của những hộp kim loại chứa thực phẩm (thực phẩm đóng hộp) với mục đích ngăn cản thực phẩm tiếp xúc với kim loại. Gần đây, với hình thức mua bán siêu thị, hóa đơn tính tiền được in ra vốn là những loại giấy chịu nhiệt được “tẩm quất” BPA.

BPA đi vào cơ thể chúng ta bằng nhiều “ngõ ngách”. Các loại nhựa polycarbonate chứa BPA sẽ giải phóng BPA nếu được làm nóng hoặc được rửa bằng những dung dịch tẩy trùng mạnh. Ví dụ như khi chúng ta hâm nóng sữa cho trẻ em mà vẫn để sữa trong bình nhựa  bằng lò vi sóng thì BPA sẽ được thấm vào sữa. Trẻ em dùng sữa này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe. Một ví dụ khác là khi chúng ta dùng lại những chai chứa nước giải khát hoặc những hộp đựng thực phẩm làm bằng nhựa bị trầy xước bên trong thì BPA cũng dễ dàng ngấm vào đồ ăn, thức uống.

Một số loại thực phẩm đóng hộp như cá, trái cây, nước giải khát cũng có thể rò rỉ trực tiếp  BPA vào đồ ăn, thức uống. Hộp chứa chất lỏng thì BPA dễ thâm nhập hơn những hộp thực phẩm khô như bột, đường, sữa bột... Một số nguồn nước dùng trong sinh hoạt cũng từng bị nhiễm BPA.

Chính vì tác hại của BPA nên một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hợp chất này. Canada là nước đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh cấm sử dụng BPA trong các sản phẩm nhựa dùng cho trẻ em, từ tháng 3-2010. Tại Đức, chính phủ đã đề nghị ban hành lệnh cấm BPA vào tháng 6-2010. Tháng 11-2010, Liên hiệp châu Âu đã thông báo sẽ cấm sản xuất các vật dụng cho trẻ em chứa BPA và lệnh cấm đã có hiệu lực từ 1-3-2011. Tại Mỹ, đã có nhiều tiểu bang và thành phố ban hành lệnh cấm dùng BPA trong các sản phẩm dành cho trẻ em.

Để hạn chế tác dụng có hại của BPA, tốt nhất không nên dùng những hộp thực phẩm bằng nhựa để làm nóng thực phẩm, nếu sử dụng lò vi sóng thì nên chứa đồ ăn trong chén sứ (không sử dụng vật dụng kim loại vì có thể gây cháy nổ). Nên chọn những sản phẩm an toàn cho trẻ em. Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm đóng hộp có sử dụng BPA làm bao bì.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo