Công trình nghiên cứu này là của phó giáo sư Sean Cain từ Đại học Monash (Úc), dựa trên dữ liệu của 400.000 trưởng thành được thu thập bởi ngân hàng sinh học Biobank (Anh Quốc). Nhóm nghiên cứu chỉ ra việc thiếu tiếp xúc với ánh sáng ban ngày là một trong các nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng trầm cảm và giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Mất ngủ vào ban đêm có thể liên quan trực tiếp đến tình trạng thiếu tiếp xúc với ánh nắng ban ngày (Ảnh minh họa từ Internet)
Đối chiếu hoạt động hằng ngày của các tình nguyện viên với việc sử dụng thuốc trầm cảm, triệu chứng trầm cảm, thời gian và chất lượng giấc ngủ, tác giả nhận thấy những người có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng ban ngày - nhờ công việc, tập luyện hay các sinh hoạt bình thường - sẽ ngủ ngon hơn, ít phải đối phó với mất ngủ và các triệu chứng trầm cảm, dễ vượt qua các giai đoạn tâm trạng kém.
Tờ Medical Xpress trích dẫn giải thích của phó giáo sư Sean Cain: "Những kết quả này là do tác động của ánh sáng lên hệ thống sinh học và các trung tâm tâm trạng trong não".
Ông Sean Cain cũng giải thích thêm rằng việc mọi người dành quá nhiều thời gian cho ánh sáng nhân tạo, ánh sáng trung gian mà thiếu đi sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời liên quan không nhỏ đến tình trạng mất ngủ, tâm trạng kém trong lối sống công nghiệp.
Khác với ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo lại phá hoại giấc ngủ và tâm trạng. Vì vậy, theo báo cáo chuẩn bị được xuất bản trên Journal of Affective Disorders, không có gì dễ dàng hơn là cố gắng tiếp xúc với ánh sáng trời nhiều hơn nếu như bạn đang phải đối phó với chứng mất ngủ và tâm trạng kém. Điều này còn giúp bạn chống lại sự uể oải vào sáng sớm bởi người nhận đủ ánh sáng tự nhiên có xu hướng dễ ngủ và dễ thức dậy hơn sau giấc ngủ chất lượng.
Bình luận (0)