xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo việc làm bền vững cho lao động phi chính thức

Bài và ảnh: GIANG NAM

Cải thiện kỹ năng, tay nghề là "chìa khóa" để lao động phi chính thức chuyển đổi nghề nghiệp bền vững

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số lao động có việc làm phi chính thức (bao gồm làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản) quý II/2024 là 33,5 triệu người, chiếm 65,2% trong tổng số lao động có việc làm, tăng 271.700 người so với quý trước và tăng 210.300 người so với cùng kỳ năm ngoái.

Bài học kinh nghiệm từ TP HCM

Dù chiếm tỉ lệ lớn nhưng lao động phi chính thức có trình độ kỹ năng thấp, công việc mang tính tạm thời, thiếu các bảo trợ xã hội và khó bảo đảm mức sống tối thiểu cho bản thân và gia đình. Đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết trong tiến trình xây xựng thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập.

Nhiều chuyên gia và nhà quản lý đều cho rằng người lao động (NLĐ) trong khu vực phi chính thức và gia đình của họ chịu nhiều thiệt thòi vì không được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật về lao động. Kể cả những yêu cầu cơ bản như an toàn và sức khỏe liên quan tới điều kiện làm việc... 

Bà Nguyễn Thị Mai Thủy, Điều phối viên quốc gia, Chương trình lao động di cư của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, đánh giá thực trạng về việc làm trong khu vực phi chính thức không đạt được các tiêu chí thỏa đáng bởi có tính giản đơn, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật. 

"Lao động phi chính thức thường ở thế yếu trong thương lượng để bảo đảm điều kiện làm việc cũng như cơ hội, yêu cầu nâng cao thu nhập. Điều đó dẫn đến hệ quả là NLĐ trong khu vực này có thu nhập thấp" - bà Thủy nói. Hơn nữa, đa số họ không có hợp đồng lao động thể hiện cam kết làm việc, nên không được bảo đảm về mặt luật pháp.

Tạo việc làm bền vững cho lao động phi chính thức- Ảnh 1.

Chú trọng đào tạo nghề để chuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thức

Tại TP HCM, có những giải pháp để giảm tỉ lệ lao động phi chính thức, tăng cường sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm. Một trong những nỗ lực đó là đẩy mạnh đào tạo nghề cho NLĐ. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM, trên địa bàn thành phố hiện có 380 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 

Trong 9 tháng đầu năm, đã đào tạo và cung cấp cho thị trường lao động khoảng 55.000 nhân lực tốt nghiệp các trình độ. Số lượng người học và chất lượng đào tạo được cải thiện qua từng năm đã góp phần nâng dần tỉ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo.

Tính đến nay, tỉ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đạt gần 88%, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2023. "Đây là tín hiệu cho thấy lực lượng lao động qua đào tạo càng cao thì tỉ lệ thất nghiệp càng giảm và NLĐ có việc làm phù hợp với tay nghề trình độ tăng" - bà Lượng Thị Tới, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP HCM, nói.

Tăng cơ hội cho lao động yếu thế

Lao động phi chính thức tồn tại như một thành phần không thể thiếu đối với một quốc gia đang phát triển và có quy mô dân số lớn như Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu những giải pháp để chính thức hóa lao động phi chính thức đang là trọng trách của ngành LĐ-TB-XH.

Luật BHXH (sửa đổi) thông qua mới đây, trong đó có tăng độ bao phủ BHXH tự nguyện, bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện, tăng cơ hội được hưởng lương hưu của người tham gia BHXH thông qua việc giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu... 

Quy định này nhằm tạo cơ hội cho các đối tượng bắt đầu tham gia BHXH muộn (từ 45 - 47 tuổi), tham gia không liên tục hoặc làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn cũng có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng và được bảo đảm BHYT. Những chính sách mới này sẽ tạo sức hấp dẫn với lao động trong khu vực phi chính thức, nhất là lao động nữ. Khi luật có hiệu lực sẽ tạo được "cú hích" khuyến khích NLĐ trong khu vực này tham gia BHXH tự nguyện để gia tăng quyền lợi.

Hiện Bộ LĐ-TB-XH đang trình dự thảo Luật Việc làm. Lần sửa đổi này bổ sung các quy định mang tính khung, định hướng làm cơ sở thúc đẩy việc làm theo hướng bền vững đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động, không tham gia BHXH bắt buộc nhằm chuyển đổi việc làm hoặc có việc làm theo hướng bền vững. 

Trong đó, tập trung hỗ trợ về lao động, việc làm như: đào tạo nghề; tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tham gia BHXH tự nguyện; cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh một trong những yêu cầu quan trọng trong lần sửa đổi này là làm sao phải hỗ trợ cả người có quan hệ lao động và người không có quan hệ lao động. Dự thảo Luật Việc làm có một số điểm mới như: chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm theo hướng tạo cơ hội tiếp cận cho mọi lao động có nhu cầu; chính sách hỗ trợ việc làm theo hướng chủ động, bao phủ cả nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động...

Theo đánh giá của các chuyên gia, chính sách này sẽ tạo điều kiện cho cả lao động nam và nữ tiếp cận các chính sách ưu đãi tạo việc làm, đi làm việc ở nước ngoài, nhất là lao động nữ. 

Theo Tổng cục Thống kê, có 97,8% lao động phi chính thức không tham gia vào bất kỳ loại hình bảo hiểm nào. Chỉ có 2,1% NLĐ phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện và 0,1% có BHXH bắt buộc. Điều này đang đặt ra những hệ lụy to lớn cho NLĐ khi gặp rủi ro dẫn đến mất thu nhập, cũng như những thách thức lớn cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo