.Theo đó, tại khoản 1 Điều 53 Luật BHXH 2024 quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 139 của Bộ Luật Lao động (tức lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng; trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng)
Trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 4 Điều 139 của Bộ Luật Lao động thì được hưởng tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả và tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo mức quy định tại Điều 59 của Luật này; người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc cho thời gian người lao động trở lại làm việc.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 52 Luật BHXH 2024 quy định trường hợp lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện quy định (về thời gian đóng BHXH) mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì lao động nữ và người chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trường hợp lao động nữ sinh con.
Như vậy, Luật BHXH 2024 đã mở rộng đối tượng được hưởng chế độ thai sản, không chỉ giới hạn ở trường hợp sinh con, mà còn bao gồm các trường hợp người lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên nếu đủ điều kiện quy định mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thì cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản tới 6 tháng theo quy định của pháp luật.
Theo Quy định hiện hành của Luật BHXH (áp dụng đến hết 31-6-2024) thì các trường hợp này người lao động nữ chỉ được nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Bình luận (0)