xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thịt gia cầm khai phá thị trường Halal

Bài và ảnh: Thùy Linh

Ngành gia cầm đang đứng trước triển vọng xuất khẩu sang thị trường các nước Hồi giáo với quy mô dân số hơn 2 tỉ người

"Công tác xuất khẩu thịt gia cầm sang các quốc gia Hồi giáo được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) chuẩn bị từ năm 2023. Đến nay, nếu mọi việc thuận lợi thì mỗi tháng Việt Nam có thể xuất khẩu được 1.000 tấn thịt gia cầm" - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nói với báo giới.

Nhiều thách thức to lớn

Theo ông Tiến, nếu không có gì thay đổi, tháng 5-2024, Tập đoàn De Heus Việt Nam sẽ ký văn bản hợp tác với 2 quốc gia Hồi giáo để xuất khẩu sản phẩm thịt gia cầm. Bộ NN-PTNT đang chỉ đạo Tập đoàn De Heus Việt Nam tập trung xuất khẩu thịt gà sang các nước Hồi giáo (thị trường Halal).

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn De Heus Việt Nam, thông tin tập đoàn đang nỗ lực để đưa thịt gà cũng như các sản phẩm gia cầm khác vào thị trường Halal.

Theo ông Hiếu, dân số của thị trường này hơn 2 tỉ người nên rất giàu tiềm năng, có thể bảo đảm đầu ra cho nông dân. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thịt gia cầm sẽ giúp Việt Nam giải quyết cân bằng sản phẩm.

"Người Việt Nam thích ăn đùi, cánh gà, trong khi người nước ngoài ưa chuộng ức gà. Vì vậy, nếu xuất khẩu được ức gà sẽ cân bằng sản phẩm trong nước. Thế nhưng, xuất khẩu thịt gia cầm sang thị trường Halal cũng là thách thức lớn vì tại thời điểm này chưa có sản phẩm gia cầm nào của Việt Nam được cấp chứng nhận thị trường Halal" - ông Hiếu nói.

Ngành gia cầm đang nỗ lực mở cửa thị trường Halal

Ngành gia cầm đang nỗ lực mở cửa thị trường Halal

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung, việc xuất khẩu thịt gia cầm của Việt Nam còn phải đáp ứng bộ tiêu chí thị trường Halal.

Các thực phẩm tại thị trường này phải được chứng nhận theo tiêu chuẩn Halal (Halal theo tiếng Ả Rập có nghĩa là "cho phép", "hợp pháp"). Doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, phù hợp với chuẩn mực sản xuất, giá trị và thiêng luật theo kinh Qua'ran, luật Sharial sẽ được cấp phép để kinh doanh hoặc xuất khẩu sản phẩm dành cho người Hồi giáo.

Nỗ lực vượt khó

Cục Thú y cho biết hiện chưa có doanh nghiệp nào của Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thịt gia cầm sang thị trường Halal. "Bộ NN-PTNT dự kiến trong thời gian tới sẽ tổ chức một hội nghị nhằm thống nhất cách triển khai, chương trình hành động của các địa phương, doanh nghiệp để tận dụng tốt nhất cơ hội từ thị trường này" - ông Long thông tin.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), thị trường Halal có những đặc thù riêng. Tại các nước Đông Nam Á, tổ chức cấp chứng nhận sản phẩm Halal, nhất là thịt gà phải do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. Các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Halal.

Ví dụ, bố mẹ của con giống phải được xác nhận sinh trưởng theo quy trình Halal. Gà nuôi từ 1 ngày tuổi phải sử dụng thức ăn, thực hiện quy trình giết mổ theo quy định và tiêu chuẩn Halal.

Đặc biệt, sản phẩm thịt gia cầm phải có quy trình cầu nguyện trước khi giết mổ. Công việc này phải do người Hồi giáo giám sát và thực hiện; khâu phân phối, đóng gói cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn, tiêu chuẩn Halal…

Tập đoàn De Heus Việt Nam cho biết đang nỗ lực để đạt được bộ tiêu chuẩn chứng nhận Halal. Tuy nhiên, quá trình này cần thời gian cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh liên kết, phát triển chuỗi sản xuất thịt gà an toàn.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, dù thời gian qua, ngành nông nghiệp đã xúc tiến thương mại hiệu quả nhưng cần đẩy mạnh hơn nữa để mở cánh cửa xuất khẩu thị trường Hồi giáo.

"Làm sao để nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đến được các thị trường khó tính đem về nguồn thu xuất khẩu lớn hơn. Halal là thị trường tiềm năng để hiện thực hóa mục tiêu này" - ông Tiến trăn trở. 

Quy mô thị trường Halal lên tới 10.000 tỉ USD

Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai thế giới. Năm 2022, quy mô kinh tế thị trường Halal toàn cầu đạt 7.000 tỉ USD. Dự kiến quy mô này tăng khoảng 10.000 tỉ USD trước năm 2028 nhờ dân số các quốc gia Hồi giáo tăng trưởng, mức chi tiêu và triển vọng kinh tế trong tương lai tăng khoảng 6%-8%/năm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo