xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

3 vụ bê bối bủa vây chính phủ Mỹ

HOÀNG PHƯƠNG

Giới phân tích cho rằng nếu không có thêm bằng chứng nào cho thấy sự dính líu trực tiếp với Nhà Trắng, tác động của những vụ bê bối này lên cử tri có thể sẽ không kéo dài

Trong vòng vài giờ hôm 15-5, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã có những bước đi mạnh mẽ nhằm đáp trả những chỉ trích xung quanh 3 vụ bê bối đang có nguy cơ trầm trọng hơn, gồm vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi - Libya, vụ Bộ Tư pháp bí mật thu thập dữ liệu các cuộc gọi điện của phóng viên hãng tin AP và vụ Sở Thuế vụ (IRS) kiểm tra gắt gao các nhóm bảo thủ. 

Quyền giám đốc IRS bị cách chức

Trong phản ứng mạnh mẽ nhất, Tổng thống Barack Obama đã cách chức quyền Giám đốc IRS Steven T. Miller sau khi lên án cơ quan này áp dụng sai trái những biện pháp kiểm tra gắt gao hơn đối với các nhóm bảo thủ, đồng thời cam kết hợp tác với quốc hội để điều tra vụ việc.

Trước đó, IRS đã bị cáo buộc tìm cách trì hoãn việc xem xét đơn xin miễn thuế đối với các nhóm bảo thủ bằng cách yêu cầu họ cung cấp thêm thông tin – một việc làm vi phạm chính sách của IRS.  Một cuộc điều tra hình sự nhằm vào cáo buộc trên đã được tiến hành với sự tham gia của Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang Mỹ.

img
Tổng thống Mỹ Barack Obama ra tuyên bố về vụ bê bối IRS tại Nhà Trắng hôm 15-5. Ảnh: REUTERS

Không lâu trước đó, Washington đã công bố 100 trang email trong động thái bác bỏ cáo buộc của phe Cộng hòa. Theo đó, Nhà Trắng cố tình che giấu bản chất vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi vào ngày 11-9-2012. Nhà Trắng ban đầu công khai cho rằng vụ tấn công xuất phát từ một cuộc biểu tình tự phát. Tuy nhiên, những thông tin sau đó cho thấy chính các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Libya mới là những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công. Phe Cộng hòa cáo buộc Nhà Trắng đã giấu thông tin để giúp Tổng thống Obama khỏi bị bối rối trong quá trình vận động tranh cử bởi ông từng tuyên bố đã vô hiệu hóa các nhóm khủng bố.

Nội dung các email nói trên cho thấy những gì giới chức cao cấp Mỹ bàn bạc sau khi xảy ra vụ tấn công. Chúng cũng cho thấy chính Cơ quan Tình báo  Trung ương Mỹ (CIA) chứ không phải các quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao đi đầu trong quá trình bàn bạc và trong việc bỏ đi những thông tin quan trọng về sự liên quan có thể của những phần tử cực đoan ở Libya. Đích thân Phó Giám đốc CIA Michael Morell đã loại bỏ những nội dung nói về Al-Qaeda và những phần tử cực đoan có quan hệ đến nhóm này trong cuộc thảo luận.

Sự thừa nhận muộn màng

Theo hãng tin Reuters, những bước đi trên cho thấy chính quyền Obama cuối cùng đã chịu đương đầu công khai với những vụ bê bối dù không ai kỳ vọng mọi tranh cãi sẽ khép lại ngay tức thì. Ông Jack Pitney, một giáo sư về chính trị ở Trường Cao đẳng Claremont McKenna tại bang California, nhận định: “Đây là một sự thừa nhận muộn màng rằng ông Obama đang gặp rắc rối. Vấn đề là liệu phản ứng của chính quyền Obama có quá ít hoặc quá muộn hay không”.

Phe Cộng hòa có kế hoạch thúc ép quốc hội điều tra về cả 3 vụ việc nói trên, đe dọa tác động tiêu cực đến nỗ lực làm việc giữa ông Obama và các đối thủ chính trị về những  vấn đề quan trọng như cải cách nhập cư, cắt giảm thâm hụt ngân sách… Trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc hội năm 2014 đang đến gần, các vụ bê bối không chỉ đe dọa khiến Đảng Dân chủ không thể giành lại được thế đa số từ Đảng Cộng hòa ở hạ viện mà còn có thể mất luôn quyền kiểm soát thượng viện. Dù vậy, ông Bruce Buchanan, nhà khoa học chính trị tại Đại học Texas, cho rằng nếu không có thêm bằng chứng nào cho thấy có sự dính líu trực tiếp với Nhà Trắng, tác động của những vụ bê bối này lên cử tri có thể sẽ không kéo dài.

Kêu gọi ban hành luật bảo vệ phóng viên

Nhà Trắng hôm 15-5 tìm cách khôi phục lại dự luật bảo vệ truyền thông được Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Charles Schumer đưa ra vào năm 2009. Dự luật này sẽ dành sự bảo vệ về mặt pháp lý đối với phóng viên nào từ chối tiết lộ nguồn tin của họ, trừ những trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia. Một quan chức xác nhận chính quyền đang thúc đẩy để đưa dự luật này ra xem xét tại quốc hội một lần nữa.  Đây được xem là nỗ lực nhằm giảm bớt sự chỉ trích xung quanh việc Bộ Tư pháp Mỹ bí mật thu thập dữ liệu các cuộc gọi điện của phóng viên hãng tin AP.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo