Tuy nhiên, Tehran đã bác bỏ cáo buộc của Riyadh, gọi đây là hành động khiêu khích và vô trách nhiệm.
Quốc vương Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz Al Saud (phải) tiếp ông Saad al-Hariri ở Riyadh hôm 6-11Ảnh: REUTERS
Theo báo New York Post, vụ tấn công tên lửa mới nhất xảy ra vào thời điểm Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman có lập trường chống Iran mạnh hơn và cáo buộc Tehran tìm cách kiểm soát thế giới Hồi giáo, từ đó làm cho căng thẳng giữa 2 nước này đột ngột leo thang.
"Vai trò và sự chỉ huy trực tiếp của Iran đối với phiến quân Houthi trong vụ này tạo thành một hành động gây hấn rõ ràng nhằm vào các quốc gia láng giềng, đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như toàn cầu" - tuyên bố của liên minh quân sự chống phiến quân Houthi do Ả Rập Saudi đứng đầu nêu rõ.
Ngay sau vụ tấn công, theo hãng tin Reuters, liên minh nêu trên tuyên bố sẽ đóng các cửa khẩu, cảng biển và sân bay đến Yemen nhằm ngăn chặn dòng vũ khí từ Iran cung cấp cho phiến quân Houthi. Dù vậy, động thái này đe dọa khiến cuộc khủng hoảng thêm tồi tệ ở Yemen, nơi khoảng 7 triệu người bị đẩy đến bờ vực thiếu ăn - theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.
Căng thẳng trong quan hệ Ả Rập Saudi - Iran còn xuất phát từ bất ổn chính trị ở Lebanon, nơi phong trào Hezbollah được Tehran hậu thuẫn đang hoạt động. Hôm 6-11, Riyadh cáo buộc chính phủ Lebanon tuyên chiến với nước này vì "sự gây hấn" của Hezbollah - một động thái làm leo thang hơn nữa cuộc khủng hoảng đe dọa đẩy Lebanon vào cảnh hỗn loạn.
Kênh al Jazeera nhận định tình hình trở nên xấu đi kể từ khi ông Saad al-Hariri - đồng minh của Ả Rập Saudi - từ chức thủ tướng Lebanon hôm 4-11, đồng thời đổ lỗi cho Iran và Hezbollah đã "gieo mầm mống bất hòa" trong khu vực.
Bình luận (0)