Tại hội nghị của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) vừa kết thúc, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết nền kinh tế lớn nhất Nam Á sẽ tài trợ cho cơ sở hạ tầng, hạng mục y tế và thậm chí một vệ tinh thông tin liên lạc.
Ngoài ra, ông Modi hứa hẹn mở cửa thị trường cho các nhà xuất khẩu thuộc các nước nhỏ hơn trong khu vực. Trước đây, Thủ tướng Modi từng nhấn mạnh việc gia tăng ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực là mục tiêu quan trọng trong chiến lược của chính phủ ông.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham gia hội nghị của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC)
đầu tuần này. Ảnh: PTI
Vài ngày trước, Ấn Độ từ chối lời đề nghị của một số quốc gia thành viên SAARC về việc cho phép Trung Quốc và một số nước quan sát viên khác có vai trò lớn hơn trong hiệp hội.
Động thái này diễn ra giữa lúc Bắc Kinh và một số đồng minh gia - chủ chốt là Pakistan - tăng áp lực để tìm cách trở thành một đối tác đối thoại hoặc thành viên đầy đủ nhằm tạo ảnh hưởng nhiều hơn trong hiệp hội gồm 8 nước Nam Á.
Tuy nhiên, thất vọng trước tốc độ chậm chạp của tiến trình hợp tác khu vực, Ấn Độ tìm cách lôi kéo các nước láng giềng bên ngoài khuôn khổ Hội nghị cấp cao SAARC. Ông Modi đã tổ chức các cuộc họp riêng biệt với những nhà lãnh đạo SAARC, chỉ trừ Pakistan, bên lề hội nghị. Khi ấy, Nepal và Ấn Độ đạt được một thỏa thuận đầu tư vào một nhà máy thủy điện lớn ở Nepal.
Trong một diễn biến khác, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh ngày 27-11 khẳng định thông tin Trung Quốc xây dựng 18 căn cứ hải quân ở Sri Lanka, Pakistan, Myanmar và một số nước khác ở Tây Nam Ấn Độ Dương là không chính xác. Ngày 11-11, một tờ báo ở Namibia đưa tin và được truyền thông Trung Quốc dẫn lại cho biết Bắc Kinh sẽ thành lập 18 căn cứ hải quân ở Ấn Độ Dương.
Hơn nữa, tàu ngầm Trung Quốc 2 lần xuất hiện tại cảng Colombo của Sri Lanka khiến Ấn Độ lo ngại, nhất là sau khi Trung Quốc rót tiền cải tạo cảng Colombo.
Bình luận (0)