phát biểu tại Nhà hát Opera ở Damascus hôm 6-1. Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, Tổng thống Assad đã gây thất vọng. George Sabra, Phó Chủ tịch Liên minh Quốc gia Đối lập, nói với hãng tin Reuters rằng kế hoạch hòa bình mà Assad đặt vào trung tâm của bài phát biểu “thậm chí không đáng gọi là một sáng kiến” và đúng hơn chúng ta nên xem nó là lời tuyên bố tiếp tục cuộc chiến chống nhân dân Syria.
Mỹ, Liên hiệp châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ và hầu hết các quốc gia Ả Rập đều kêu gọi ông Assad từ chức. Nhưng Nga, nước bán vũ khí cho Syria và thuê một căn cứ hải quân của nước này, luôn tuyên bố ủng hộ sự chuyển tiếp quyền lực song cho rằng sự ra đi của ông Assad không nên là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc thương thảo nào.
Kẻ thù của ông Assad tỏ thái độ khinh miệt và bác bỏ bài diễn văn. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nhận xét: “Những bình luận của ông Assad chỉ là sự lặp lại những gì ông nói lâu nay. Dường như ông ta tự giam hãm trong phòng và chỉ đọc những tin tức tình báo do thuộc cấp mang đến”.
Theo phân tích của Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu của ông Assad là một toan tính khác của chế độ nhằm bám giữ quyền lực và chẳng cho thấy hành động nào hướng đến mục tiêu chuyển tiếp chính trị. “Sáng kiến của ông ấy xa rời thực tế, hủy hoại những nỗ lực của đặc sứ Brahimi và chỉ cho phép chế độ kéo dài mãi mãi tình trạng đàn áp đẫm máu đối với nhân dân Syria” - nữ phát ngôn viên Victoria Nuland tỏ ra thất vọng.
Về phía EU, cao ủy phụ trách đối ngoại Catherine Ashton nói bà cố tìm trong phát biểu của ông Assad xem có điều gì đó mới không và rồi đã phải tái khẳng định: EU vẫn giữ lập trường rằng Assad phải “bước sang một bên” để tiến trình chuyển tiếp chính trị có thể bắt đầu.
Sáng kiến 3 giai đoạn của tổng thống Syria Trong bài diễn văn kéo dài 45 phút được phát trên truyền hình, ông Assad đưa ra một sáng kiến với hy vọng có thể giải quyết vấn đề hiện nay. Sáng kiến gồm 3 giai đoạn: một lệnh ngừng bắn, tiếp đó là đối thoại dân tộc toàn diện và xây dựng một chính phủ, quốc hội mở rộng. Chính quyền sẽ sớm công bố chi tiết về kế hoạch này, đồng thời yêu cầu các quốc gia nước ngoài ngừng tài trợ vũ trang cho phe đối lập. Theo tổng thống Syria, việc chấm dứt tài trợ này cần được thực hiện ngay sau khi các chiến dịch quân sự của quân đội Syria dừng lại. Tiếp đó, chính quyền sẽ đẩy mạnh liên lạc để triệu tập một hội nghị đối thoại dân tộc với các bên đối lập ở trong và ngoài Syria. Hội nghị sẽ vạch ra một “Hiến chương quốc gia”, văn kiện cho tương lai kinh tế và chính trị của Syria. Theo Tổng thống Assad, hiến chương sẽ được đưa ra trưng cầu ý dân. Sau đó, một cuộc bầu cử quốc hội mới sẽ được tiến hành, tiếp theo là thành lập một chính phủ mới. Tuy nhiên, ông Assad cũng nhấn mạnh rằng để thực hiện được những kế hoạch trên, cần có sự đồng thuận tại hội nghị đối thoại dân tộc.
(Theo TTXVN) |
Bình luận (0)