xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ba câu hỏi lớn cho thượng đỉnh Mỹ - Triều

Xuân Mai

Hội nghị thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in được ấn định diễn ra vào ngày 27-4.

Thông tin trên được các quan chức hai bên gút lại trong cuộc gặp tại làng Bàn Môn Điếm hôm 29-3. Đây là diễn biến tích cực ngay sau cuộc gặp giữa ông Kim và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón nhận thông tin về cuộc gặp giữa ông Tập và ông Kim một cách tích cực, qua đó thêm dấu hiệu lạc quan về cuộc họp thượng đỉnh giữa ông chủ Nhà Trắng và nhà lãnh đạo Triều Tiên. Một khi diễn ra (có thể là trong tháng 5), theo báo The Washington Post, có 3 câu hỏi lớn về cuộc gặp lịch sử trên.

Câu hỏi đầu tiên là vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có khả thi không? Đó dường như là giấc mơ viển vông bởi Triều Tiên đã nói về phi hạt nhân hóa suốt nhiều năm qua nhưng họ vẫn không ngừng tăng cường kho vũ khí hạt nhân và thử hàng loạt tên lửa. Đặc biệt, khi hai ông Tập và Kim tươi cười chụp hình ở Bắc Kinh, những tấm hình vệ tinh gần đây dường như phát hiện Triều Tiên mới khởi động một lò phản ứng hạt nhân mới.

Ba câu hỏi lớn cho thượng đỉnh Mỹ - Triều - Ảnh 1.

Trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Son-gwon (trái) nhất trí với Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon về ngày tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều hôm 29-3 Ảnh: REUTERS

Đối với ông Kim Jong-un, khả năng răn đe của vũ khí hạt nhân là điều cốt yếu giúp bảo đảm vị thế trên trường quốc tế và bảo vệ chính quyền của mình. Ông Yang Xiyu, chuyên gia hàng đầu Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên, nhận định với báo The New York Times (Mỹ) rằng ông Kim có thể nhượng bộ nhưng sẽ chỉ "nhổ cỏ" chứ không "tận gốc". 

Ngay cả khi chịu phi hạt nhân hóa, ông Kim cũng sẽ đưa ra mức giá mà Mỹ không sẵn lòng đáp ứng - theo ông Ankit Panda, chuyên gia về an ninh châu Á - Thái Bình Dương. Đó có thể là Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc hoặc thậm chí là Đông Á.

Câu hỏi thứ hai liên quan tới vai trò của Trung Quốc. Quay trở lại trung tâm cuộc chơi sau chuyến thăm của ông Kim Jong-un, Bắc Kinh sẽ tìm cách định hình chương trình nghị sự của các cuộc họp thượng đỉnh sắp tới. Theo ông Adam Mountain, Giám đốc dự án Bảo vệ quốc gia, Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ, "Trung - Triều chia rẽ là yếu tố lớn tiếp sức cho chiến dịch gây sức ép của ông Trump. Hai nước này củng cố quan hệ sẽ làm suy yếu lợi thế của tổng thống Mỹ trong đàm phán cũng như giảm hiệu quả răn đe của quân đội Mỹ".

Câu hỏi cuối cùng là liệu tân Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton có "cản đường" ông chủ Nhà Trắng hay không. Ông Bolton từng gợi ý Mỹ nên cân nhắc tấn công Triều Tiên và không nhượng bộ nếu hai bên gặp nhau. Tuy nhiên, tờ Financial Times (Mỹ) cho rằng ông Trump muốn đạt được "thỏa thuận thế kỷ" để khẳng định năng lực tổng thống và sẽ không để ông Bolton can thiệp.

Nhìn chung, Nhà Trắng hôm 28-3 cho biết Mỹ lạc quan thận trọng về hội nghị thượng đỉnh dự kiến với Triều Tiên. Không để bị gạt ra lề, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói trong phiên họp Ủy ban Ngân sách Thượng viện hôm 28-3 rằng nước này đang nỗ lực thu thập và phân tích thông tin tình báo về chuyến thăm Bắc Kinh của ông Kim Jong-un. Theo tờ Asahi (Nhật Bản), ông Abe cũng có thể gặp thượng đỉnh ông Kim vào đầu tháng 6.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo