xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bão” PRISM vượt biên giới Mỹ

MỸ NHUNG

Chọn Hồng Kông làm nơi trú ẩn, Edward Snowden, người tiết lộ chương trình PRISM, chấp nhận đặt số phận mình vào tay Trung Quốc

Chương trình thu thập dữ liệu từ việc sử dụng internet (PRISM) của Mỹ đã vượt qua Thái Bình Dương, tràn đến bờ biển của Úc và New Zealand, 2 đồng minh quan trọng cùng chia sẻ thông tin tình báo với Washington.
 
Phe đối lập tại Úc lo ngại dữ liệu của người dân nước này lưu trữ trong máy chủ của các "đại gia" internet Mỹ như Facebook hay Google cũng bị Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) tiếp cận và khai thác. Đảng Xanh đầy thế lực đã kêu gọi chính phủ Úc làm rõ cơ quan tình báo của nước này có tiếp cận dữ liệu do NSA thu thập hay không.
 
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 9-6, Ngoại trưởng Úc Bob Carr phải lên tiếng trấn an: "Chúng tôi sẽ kiểm tra cẩn thận bất cứ vấn đề gì liên quan đến an ninh và sự riêng tư của người dân Úc". Những tranh cãi quanh PRISM sẽ khiến đề xuất thu thập và lưu trữ dữ liệu cá nhân để phòng chống khủng bố và tội phạm của các cơ quan an ninh Úc càng khó được thông qua sau gần 3 năm tranh cãi nảy lửa.
 
 
img
Edward Snowden đã trở thành "kẻ rò rỉ thông tin" nổi tiếng Ảnh: MSN
 
Còn tại New Zealand, "ông trùm" Kim Dotcom, nhà sáng lập trang web chia sẻ trực tuyến khổng lồ Megaupload, chớp thời cơ tố cáo NSA cũng như Cơ quan Tình báo New Zealand (GCSB). Dotcom đang chống lại nỗ lực dẫn độ về Mỹ với các cáo buộc vi phạm quyền riêng tư trên mạng.
 
Hồi tháng 9 năm ngoái, một cơ quan giám sát New Zealand phát hiện GCSB do thám trái phép Dotcom trước khi truy quét tại nhà riêng vào đầu năm 2012 theo đề nghị của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). "Trường hợp của tôi sẽ cho thấy mức độ hợp tác giữa GCSB với NSA" - Dotcom viết trên Twitter. Một người phát ngôn chính phủ New Zealand từ chối bình luận vấn đề này.
 
Trước Úc và New Zealand, nhiều nước châu Âu đã phản ứng giận dữ ngay khi PRISM bị tiết lộ. Không sở hữu bất kỳ công ty internet quy mô toàn cầu nào nên nhiều năm nay châu Âu rất lo ngại việc Mỹ kiểm soát quá nhiều hãng công nghệ lớn trên mạng.
 
Ông Peter Schaar, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ dữ liệu và tự do thông tin Đức, tuyên bố: "Chính quyền Mỹ phải làm rõ những cáo buộc khủng khiếp về việc họ giám sát thông tin liên lạc và dịch vụ internet trên quy mô lớn. Chính quyền Mỹ nói rằng chương trình giám sát không nhắm vào công dân Mỹ mà chỉ nhắm vào những người nước ngoài càng khiến tôi không yên lòng". Thậm chí, Bộ trưởng Tư pháp bang Hesse của Đức Joerg-Uwe Hahn còn kêu gọi tẩy chay các công ty liên quan như Google, Microsoft...

Liên hiệp châu Âu (EU) đã gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm quyền riêng tư của công dân nhiều thập kỷ qua. Sau khi mất nhiều năm để hoàn tất các thỏa thuận xuyên Đại Tây Dương về chia sẻ dữ liệu tài chính và đi lại của các công dân châu Âu, EU đang tìm cách hiện đại hóa luật quyền riêng tư đã gần 20 năm tuổi. Cũng chính vì lo ngại dữ liệu nằm trong máy chủ tại Mỹ mà châu Âu chần chừ áp dụng trên diện rộng điện toán đám mây dù dịch vụ này đem lại lợi nhuận khoảng 16,1 tỉ USD ở Tây Âu vào năm ngoái.

Không mong thấy quê hương lần nữa

Guardian (Anh), một trong hai tờ báo đầu tiên tiết lộ chương trình PRISM của chính phủ Mỹ bên cạnh tờ Washington Post (Mỹ), đã công bố danh tính nguồn tin của mình. Đó là Edward Snowden, 29 tuổi, cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trước khi đảm nhiệm vai trò trợ lý kỹ thuật tại NSA 4 năm qua. Snowden muốn công khai danh tính vì "biết mình không làm gì sai", đồng thời khẳng định động cơ duy nhất của anh là muốn thông báo cho công chúng về "bộ máy giám sát khổng lồ". Tuy nhiên, vụ việc đã được chuyển cho Bộ Tư pháp Mỹ để điều tra hình sự nên Snowden thừa nhận: "Tôi không hy vọng được nhìn thấy quê hương một lần nữa".

Snowden đã đến Hồng Kông vào ngày 20-5. Chọn trú ẩn ở "thiên đường của tự do ngôn luận" Hồng Kông tức là Snowden đặt số phận mình vào tay Trung Quốc. Tuy Mỹ và Hồng Kông đã ký hiệp ước dẫn độ năm 1996 nhưng bất cứ nỗ lực nào của Washington nhằm đưa Snowden về nước cũng sẽ vấp phải phản đối của Bắc Kinh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo