xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bên bờ đột phá

Cao Tuấn

Một lần nữa, đàm phán về chương trình hạt nhân Iran kéo dài ngoài kế hoạch. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đáp máy bay đến Geneva - Thụy Sĩ ngày 23-11 giữa lúc Tehran và 6 cường quốc có vẻ đang cận kề một bước đột phá hơn bao giờ hết!

Cùng với ông Kerry, các ngoại trưởng Laurent Fabius, William Hague, Guido Westerwell, Sergey Lavrov và Vương Nghị của Pháp, Anh, Đức, Nga và Trung Quốc (nhóm P5+1) cũng tề tựu về bàn thương thảo. Thông báo được đưa ra sau khi các nhà ngoại giao ở thành phố Thụy Sĩ loan tin một điểm tắc nghẽn quan trọng có thể đã được khai thông trong vòng đàm phán bắt đầu từ hôm 20-11. Trước đó, một nhà ngoại giao cấp cao châu Âu tiết lộ cả 6 ngoại trưởng sẽ chỉ “xuất mã” nếu có dấu hiệu về một thỏa thuận cho vấn đề gây tranh cãi suốt một thập kỷ qua.

img

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đáp máy bay đến Geneva ngày 23-11. Ảnh: Reuters

Ban đầu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, cho biết ông Kerry bay sang Geneva nhằm “giúp thu hẹp bất đồng và tiến gần hơn một thỏa thuận”. Sau đó, phó phát ngôn viên Marie Harf lạc quan hơn: Ngoại trưởng Mỹ quyết định đến bàn đàm phán “dưới ánh sáng của những tiến bộ trong thương thảo” và với “hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận”.

Sớm hơn người đồng cấp Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đến Geneva tối 22-11 và gặp mặt Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cùng bà Catherine Ashton, đại diện của Liên minh châu Âu về đối ngoại và an ninh. Bộ Ngoại giao Nga liền đó ra thông cáo: “Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Ngoại trưởng Lavrov nhìn thấy một cơ hội thực sự”.

Các nhà ngoại giao hé lộ một thỏa hiệp xung quanh “quyền” làm giàu uranium mà Iran khăng khăng đòi được công nhận đã xuất hiện. Vốn có lập trường cứng rắn hơn các cường quốc phương Tây khác và không ngừng nhắc nhở nhóm 6 nước lớn đừng chìa bàn tay thỏa hiệp hào phóng với Iran, Ngoại trưởng Pháp Fabius cũng hy vọng về một thỏa thuận dù vẫn hàm ý Iran phải nhượng bộ.

Lâu nay, Iran xem quyền làm giàu uranium là chủ quyền quốc gia và là cốt lõi đối với bất cứ thỏa thuận nào. Tuy nhiên, quyền này bị Mỹ và các cường quốc khác bác thẳng thừng, bởi tiến trình làm giàu uranium có thể chế ra cả điện và bom nguyên tử.

Diễn biến mới đang được kỳ vọng sẽ xua đi bóng ma về một cuộc chiến tranh Trung Đông lan rộng nhưng lại đem đến tác động trái chiều cho không khí chính trị ở Israel. Tại đó, theo báo Mỹ The Christian Science Monitor, ngược với lập trường sắt thép của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, giới tình báo quân đội Tel Aviv có vẻ đang hướng cái nhìn tích cực và cởi mở về vấn đề Iran. Đây được coi là sự dị biệt chưa từng thấy trong cơ cấu quyền lực Israel.

Về phía người dân Iran, họ đang thấm thía sức nặng cấm vận của phương Tây. Việc họ bầu chọn ông Hassan Rouhani làm tổng thống hồi tháng 6-2013 là biểu hiện của sự phản kháng và muốn có thay đổi trong chiến lược hạt nhân của đất nước. Sứ mệnh đặt trên vai Tổng thống Rouhani, chắc hẳn ông biết đâu là sức ép và cần phải làm gì! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo