TP Paju trước đây từng bị xem là một cơn ác mộng trong suốt thời kỳ chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 khi thành phố này trải qua một số trận chiến ác liệt nhất.
Paju là "nghĩa trang của kẻ thù" duy nhất ở Hàn Quốc – nơi chôn cất hài cốt của nhiều binh sĩ Trung Quốc và Triều Tiên.
Tuy nhiên, tất cả chỉ là quá khứ!
Người dân quan sát Triều Tiên từ trung tâm thương mại Lotte Premium Outlet ở Paju. Ảnh: Reuters
Nằm cách thủ đô Seoul khoảng 30 phút lái xe về phía Bắc, dọc theo tuyến cao tốc là hai trung tâm thương mại khổng lồ. Đứng trên tầng cao nhất của trung tâm thương mại Lotte Premium Outlet, người dân Hàn Quốc có thể nhìn thấy Triều Tiên bằng ống nhòm. Trung tâm thương mại này còn cung cấp các hình thức vui chơi - giải trí.
Tại trung tâm thương mại Shinsegae Paju Premium Outlet, không khó để bắt gặp hình ảnh trẻ em vui đùa xung quanh đài phun nước vào ngày hè tháng 7 nắng nóng. Cách đó không xa là một ngôi làng được xây dựng theo mô hình của trung tâm du lịch Pháp Provence - nơi nhà hàng, các tiệm bánh và cửa hàng quần áo được trang trí như sách giải trí của trẻ em.
Đến TP Paju, trẻ em còn được tạc tượng gỗ búp bê Pinocchio tại bảo tàng, còn người lớn có cơ hội thưởng thức rượu meoru, một loại nho dại của Hàn Quốc, ngay tại trang trại.
Một góc trung tâm thương mại Lotte Premium Outlet ở Paju. Ảnh: Reuters
Khi Triều Tiên đánh dấu ngày quốc khánh Mỹ 4-7 bằng một cuộc thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa, không khí TP biên giới Paju vẫn không có dấu hiệu căng thẳng leo thang.
Tại làng Provence của Paju, ông Kim Ki-deok, một nhân viên văn phòng 41 tuổi đến từ Seoul, khẳng định ông không cảm thấy tính mạng bị đe dọa hơn khi sống gần khu vực biên giới. "Tôi cảm thấy thư giãn và muốn trở lại đây lần nữa" – ông Kim Ki-deok khẳng định.
Một người đàn ông đứng xem rào chắn tại khu vực phi quân sự biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Paju triển khai hoạt động du lịch liên quan đến Triều Tiên trong những năm 2000 khi chính phủ 2 nước ban hành "Chính sách Ánh dương".
Người ngoại quốc và dân bản địa sau đó đến làng Bàn Môn Điếm, giới tuyến phân cách Triều Tiên - Hàn Quốc để xem binh sĩ Triều Tiên canh gác và một đường hầm được Bình Nhưỡng xây dựng, hoặc đến Imjingak – khu vực trao đổi tù nhân khi chiến tranh kết thúc.
Ngành du lịch này phát triển mạnh mẽ vào cuối năm 2011 khi 2 trung tâm thương mại khổng lồ nêu trên mở cửa. Năm ngoái, 2 trung tâm thương mại này thu hút hơn 12 triệu du khách – hơn dân số 10 triệu người của Seoul.
Khi Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân, không khí tại TP Paju vẫn không có dấu hiệu căng thẳng leo thang. Ảnh: Reuters
Bình luận (0)