xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Căng thẳng Mỹ - Trung: Chỉ thỏa thuận thương mại là không đủ?

P.Võ (Theo The New York Times, Bloomberg)

(NLĐO) - Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài cả năm qua cho thấy đây chỉ mới là trận đánh mở đầu cho một cuộc xung đột kéo kinh tế có thể kéo dài nhiều thập kỷ khi cả hai nước đang tranh nhau vị thế thống trị toàn cầu.

Ngay cả khi đạt được thỏa thuận thương mại, nó cũng không giúp ích gì nhiều trong việc xoa dịu căng thẳng trong quan hệ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Không chỉ thương mại, Mỹ - Trung còn đang hục hặc về một loạt vấn đề khác, từ chuyện công nghệ, đầu tư cho đến tình hình Đài Loan, vấn đề biển Đông.

Theo một số nhà phân tích, Mỹ ngày càng lo ngại về vai trò mới nổi của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và các chiến thuật được Bắc Kinh sử dụng, như thâu tóm các công ty công nghệ cao ở Mỹ và châu Âu, trợ cấp cho các ngành công nghiệp quan trọng trong nước và phân biệt đối xử với doanh nghiệp nước ngoài.

Căng thẳng Mỹ - Trung: Chỉ thỏa thuận thương mại là không đủ? - Ảnh 1.

Container hàng hóa tại một cảng ở TP Đông Hoản - Trung Quốc Ảnh: UPI/Barcroft Images

Chính quyền Tổng thống Trump đã bắt đầu tìm cách hạn chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại Mỹ và các nước khác bằng cách sử dụng những lời lẽ khắc nghiệt khi cảnh báo về tham vọng của Bắc Kinh.

Washington cũng mạnh tay dựng rào cản để hạn chế Trung Quốc đầu tư vào các công ty Mỹ, xem xem lại các công nghệ có thể xuất khẩu sang Trung Quốc, hạn chế vai trò của các công ty Trung Quốc trong việc xây dựng mạng lưới viễn thông thế hệ mới của Mỹ trong lúc ngăn các quốc gia khác sử dụng thiết bị Trung Quốc.

Giới chức Mỹ đặc biệt cảnh báo Trung Quốc đang tìm cách thống trị hạ tầng 5G toàn cầu và thiết lập những chuẩn công nghệ toàn cầu khác.

Không dừng lại ở lời nói, Washington còn nỗ lực vận động các đồng minh không sử dụng thiết bị của hãng Huawei Technologies Co (Trung Quốc) trong các mạng 5G của mình.

“Chúng ta đối mặt nhiều thập kỷ đàm phán đầy khó khăn với Trung Quốc” - chuyên gia David Lampton thuộc Trường ĐH Stanford (Mỹ) cảnh báo. Ông Lampton cho rằng một thỏa thuận thương mại - nếu có - cũng không thể giải quyết được cuộc xung đột lớn hơn giữa hai nước. “Đó chỉ là trận đánh nhỏ trong cuộc chiến lớn đang diễn ra” - ông ví von.

Căng thẳng Mỹ - Trung: Chỉ thỏa thuận thương mại là không đủ? - Ảnh 2.

Một nhà máy sản xuất máy khoan tại tỉnh Hà Bắc - Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Một thỏa thuận thương mại trước mắt vẫn có thể làm dịu căng thẳng nhưng khó có thể giúp Washington đạt được các mục tiêu tham vọng đã đề ra. 

Một số nguồn tin Mỹ cho biết các nhà đàm phán nước này không thể ép phía Trung Quốc thay đổi những điểm trong dự thảo thỏa thuận mà phía Bắc Kinh cho là không phù hợp với lợi ích của họ.

Bất chấp đối mặt biện pháp thuế quan từ Washington, Bắc Kinh vẫn không đồng ý với những thay đổi quan trọng mà chính quyền ông Trump tìm kiếm, như từ chối giảm trợ cấp dành cho các ngành công nghiệp sản xuất tiên tiến...

Lập trường trên của Trung Quốc xuất phát từ niềm tin rằng Mỹ đang đòi hỏi quá nhiều và một số yêu cầu trong số này bị xem là xâm phạm chủ quyền. Ngoài ra, Bắc Kinh xem Washington đang có âm mưu kiềm chế sự phát triển và cản trở sự trỗi dậy của mình.

Căng thẳng Mỹ - Trung: Chỉ thỏa thuận thương mại là không đủ? - Ảnh 3.

Một cửa hàng của Apple ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc. Đại gia công nghệ Mỹ này đang chịu tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: Reuters

"Ngay cả khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đạt được một kiểu thỏa thuận nào đó, quan hệ chiến lược song phương về lâu dài vẫn sẽ gặp rắc rối" - ông Zhang Jian thuộc Trường ĐH Bắc Kinh dự báo.

Tương tự, bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) cho rằng sự cạnh tranh giữa 2 nước vẫn tiếp diễn chừng nào ảnh hưởng quốc tế của Bắc Kinh tiếp tục tăng.

"Sự thu hẹp khoảng cách về sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn hơn trong việc bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích của mình, buộc Washington phải đáp trả" - bà Glaser giải thích.

Cũng theo bà Glaser, mối quan hệ này có thể bớt sóng gió nếu cử tri Mỹ bầu chọn một tổng thống mới năm 2020. Dù vậy, sự cạnh tranh chiến lược giữa hai nước không hề mất đi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo