xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Châu Âu “hưởng lợi từ người di cư”

Lục San

Các nhà chuyên môn nhận định nỗi lo ngại trước làn sóng người di cư vào châu Âu hiện nay là hoàn toàn thừa thãi và không có cơ sở, ít nhất là về mặt kinh tế.

Một loạt cuộc nghiên cứu cho thấy người tị nạn đem lại cho quốc gia tiếp nhận họ lợi ích nhiều hơn thiệt hại. “Có hơn 10 công trình nghiên cứu cho thấy hiệu quả tích cực của người di cư đối với nền kinh tế” - giáo sư Ian Goldin, Trường ĐH Oxford (Anh), nhấn mạnh.

Đức có lẽ là nước tin vào điều này nhất. Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel hôm 10-9 cho biết từ đầu năm đến nay đã có khoảng 450.000 người tị nạn đến Đức; chỉ riêng 8 ngày đầu tháng 9 là 37.000 người. Báo chí Đức cho biết trong mấy năm tới, chính quyền nước này phải chi hơn 10 tỉ euro cho kế hoạch mỗi năm tiếp đón nửa triệu người tị nạn.

 

Người Đức hoan nghênh người tị nạn ở TP Hamburg hôm 8-9 Ảnh: AP
Người Đức hoan nghênh người tị nạn ở TP Hamburg hôm 8-9 Ảnh: AP

 

Năm 2015, Đức dự kiến đón 800.000 người, gấp 4 lần so với 1 năm trước. Thế nhưng, theo báo The Washington Post, làn sóng di cư trước hết giải quyết được “quả bom hẹn giờ” về nhân khẩu ở đất nước 81 triệu dân này: dân số giảm (dự báo còn 68-73 triệu người vào năm 2060), nhiều trường học đóng cửa và nhiều đô thị trở thành thị trấn ma… Ngoài ra, chính phủ Đức tuyên bố mỗi euro chi cho việc đào tạo người di cư đều là vốn đầu tư để tránh cảnh thiếu hụt lao động có tay nghề.

“Người di cư không chỉ giải quyết vấn đề lão hóa dân số ở châu Âu, mà ở đa số quốc gia họ còn nộp thuế và đóng góp nhiều hơn những gì nhận được từ nhà nước”, đó là kết luận của Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Nhưng nói thế không có nghĩa là nước nào ở châu Âu cũng chào đón người di cư. Không như Đức, Anh dự kiến trở thành quốc gia đông dân nhất châu Âu vào năm 2060, theo Ủy ban châu Âu. Do vậy, người Anh lo ngại bị người tị nạn “cướp” việc làm và gây ra xung đột văn hóa. Vết nứt giữa cộng đồng di dân và người da trắng ở Pháp cũng không nhỏ và tồn tại đồng thời với mối lo Pháp bị “Hồi giáo hóa”.

Trong khi đó, tuy cùng đối mặt thách thức dân số giảm nhưng các nước Đông Âu không mặn mà với người tị nạn, nguyên nhân chủ yếu có thể do kinh tế khó khăn cộng với tỉ lệ thất nghiệp cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo