“Kết quả học tập môn khoa học của Gurdon còn chưa đạt tới mức trung bình. Nếu như cậu ấy không thể nắm các cơ sở lập luận sinh học đơn giản thì sẽ không thể có cơ hội trở thành chuyên gia và điều này thật phí thời gian của cả cậu ấy và giáo viên”, giáo viên của Gurdon phê trong sổ liên lạc.
Giáo viên của Gurden cũng nhiều lần khuyên cậu nên từ bỏ con đường khoa học nhưng cậu nhất quyết không nghe. Và cộng đồng khoa học thế giới ngày nay có thể khẳng định rằng sự cứng đầu của Gurden thực sự là điều tuyệt vời.
Sau khi bắt đầu nghiên cứu trường phái cổ điển tại Oxford, ông Gurdon chuyển sang nghiên cứu động vật học. Năm 1962, ông đã cho thấy ADN từ các tế bào chuyên hóa của ếch, như các tế bào da hay ruột, đều có thể được dùng để sản sinh ra nòng nọc - một thành tựu đột phá đối với y học thế giới và đã được trao giải Nobel Y học 2012 cùng với nhà nghiên cứu Shinya Yamanaka của Nhật Bản.
Theo Ủy ban Nobel, bằng cách tái lập trình tế bào của con người, "các nhà khoa học đã tạo ra cơ hội mới để nghiên cứu bệnh tật và phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị cho các bệnh khó chữa như Parkinson và tiểu đường ".
Bình luận (0)