xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội trong khủng hoảng

HOÀNG PHƯƠNG

Hình ảnh thi thể một bé trai Syria nằm úp mặt trên bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ và lời kể của một phóng viên Anh về cảnh một người lãnh lương hưu lao xe từ bến cảng xuống biển ở Hy Lạp đã phần nào tóm tắt 2 cuộc khủng hoảng mà châu Âu đang đối mặt: Làn sóng người di cư và nguy cơ tan rã của khu vực đồng euro (eurozone).

Theo báo The Guardian (Anh), giữa 2 cuộc khủng hoảng tưởng như không có điểm chung này lại đang có sự tương tác hai chiều. Cuộc khủng hoảng eurozone có thể thúc đẩy dòng người di cư từ nước nghèo sang nước giàu, từ đó làm gia tăng thái độ chống người nhập cư và chủ nghĩa dân tộc.

Viễn cảnh này có thể tác động trở lại hy vọng tìm được một giải pháp chung cho vấn đề di cư. Vì thế, cách thức giải quyết khủng hoảng “kép” nói trên sẽ tác động mạnh mẽ không chỉ đến hướng đi tương lai mà còn cả bản sắc của châu Âu thời gian tới.

 

Người di cư tại làng Roszke, Hungary hôm 12-9 Ảnh: Reuters
Người di cư tại làng Roszke, Hungary hôm 12-9 Ảnh: Reuters

 

Cần nhớ rằng Liên minh châu Âu (EU) ra đời để thúc đẩy sự đoàn kết và ngăn xung đột giữa các nước thành viên. Người ta tin rằng hòa bình và thịnh vượng của khối này phụ thuộc vào việc liệu các chính khách có nhìn xa trông rộng hơn những lợi ích ngắn hạn của quốc gia mình hay không.

Tuy nhiên, những bước đi ứng phó khủng hoảng của EU thời gian qua làm dấy lên sự hoài nghi sâu sắc về mục đích cũng như tương lai của “dự án châu Âu thống nhất” mà họ theo đuổi.

Trong lúc những thành viên ban đầu của EU, như Đức, Ý, Pháp, ủng hộ một phản ứng chung đối với vấn đề người tị nạn thì sự phản đối mạnh mẽ xuất phát từ những thành viên mới hơn đến từ phía Đông, như Hungary, Ba Lan, các nước vùng Baltic...

Sự chia rẽ không chỉ đe dọa những thành tựu EU đạt được khi mở rộng sang phía Đông mà còn phần nào nhấn mạnh nỗi lo giới lãnh đạo châu Âu trước đây có lẽ đã ưu tiên đến “bề rộng” thay vì “chiều sâu” trong quá trình phát triển liên minh.

“Một châu Âu ngày càng chia rẽ, đóng cửa biên giới và không làm tròn trách nhiệm như kỳ vọng sẽ không thể đối mặt các thách thức an ninh, xã hội trong những thập kỷ tới” - ông András Simonyi, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương (CTR) tại Trường ĐH Johns Hopkins (Mỹ), cảnh báo trên The Huffington Post.

Vì thế, tờ The Guardian cho rằng bây giờ là lúc EU cần nhớ lại tầm nhìn của tiền nhân khi lập ra liên minh kinh tế chính trị này: Kết nối châu Âu bền chặt để đương đầu các mối đe dọa bên trong lẫn bên ngoài. Nếu suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, có thể xem cuộc khủng hoảng di cư là cơ hội lớn bởi một giải pháp đúng đắn sẽ giúp châu lục này trở nên mạnh mẽ và gắn kết hơn bao giờ hết.

Để có được kết quả này, ông Simonyi gợi ý bất kỳ giải pháp nào cũng cần xuất phát từ niềm tin rằng đa văn hóa chính là tương lai của châu Âu, đồng thời phải tính đến những yếu tố nhân đạo, an ninh, kinh tế cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo nên chú ý đến tình trạng lão hóa nhanh chóng của châu lục để có quyết định sáng suốt liên quan đến chuyện tiếp nhận người tị nạn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo