Vụ lở đất hôm 20-12 trong khu công nghiệp Hằng Thái Dụ khiến hơn 30 tòa nhà sụp đổ và hơn 70 người mất tích.
Anh Tian Zeming được tìm thấy vẫn còn sống vào khoảng 3 giờ 30 phút (giờ địa phương) ngày 23-12, bên dưới một tòa nhà sụp đổ và đang được điều trị y tế. Thanh niên 19 tuổi này là công nhân nhập cư đến từ TP Trùng Khánh, phía Tây Nam Trung Quốc.
Anh Tian Zeming được tìm thấy vẫn còn sống. Ảnh: Reuters
Khi được cứu ra, Tian nói với nhân viên cứu hộ tên mình và cho hay còn 1 người khác bị chôn vùi cạnh anh. Tuy nhiên, người này đã thiệt mạng, theo lời ông Dai Limeng - bác sĩ đã chui vào đống đổ nát kiểm tra.
Tian đã được đưa đến bệnh viện để phẫu thuật. Zhang Yabin, một cảnh sát tham gia cứu hộ, kể rằng các nhân viên cứu hỏa đã phải chui vào một căn phòng hẹp và dùng tay nhặt các mảnh vỡ để đến chỗ Tian.
Trước đó, thi thể đầu tiên được tìm thấy hôm 22-12.
Cùng ngày 22-12, lực lượng chức năng đã đột kích hai cơ sở của Công ty phát triển đầu tư Yixianglong Thâm Quyến có trách nhiệm quản lý các bãi đổ rác, gây ra vụ lở đất chết người vừa qua. Hồ sơ từ chính quyền cho thấy công ty không đủ điều kiện để thực hiện công việc tích trữ bùn đất từ các công trình xây dựng địa phương.
Lực lượng cứu hộ Indonesia hôm 22-12 tìm thấy 2 người sống sót trong vụ chìm phà ngoài khơi Sulawesi. Một trong hai người là thuyền trưởng. Ông này sẽ được thẩm vấn ngay khi có thể để làm rõ nguyên nhân khiến phà chìm vào tối 19-12 khi đang chở 118 người.
74 người khác vẫn mất tích và lực lượng cứu hộ sẽ tìm kiếm đến ngày 26-12.
Thảm họa xảy ra sau khi một ngọn đồi đắp chất thải xây dựng trong 2 năm qua sụp đổ vì mưa lớn. Hàng ngàn người đã tham gia vào công tác cứu hộ tìm kiếm.
Khoảng 900 người đã được sơ tán khi đất đá và mảnh vỡ văng khắp khu vực này, dẫn đến vụ nỗ đường ống dẫn khí đốt. Vụ sạt lở xảy ra trên một khu vực rộng lớn khoảng 380.000 m2, tương đương với 50 sân bóng đá. Một số khu vực bị phủ bùn cao đến 10 m.
Theo truyền thông địa phương, “thảm họa” từ bãi chứa có khoảng 1 triệu m3 chất thải nói trên đã được cảnh báo từ tháng 1-2015. Ông Yi Jimin, người dân địa phương, nói: “Mưa lớn và núi lở là thảm họa tự nhiên nhưng vụ này là thảm họa nhân tạo”.
Đây là thảm họa lớn thứ tư ở Trung Quốc trong năm nay, trước đó là vụ giẫm đạp ở Thượng Hải đêm giao thừa, lật tàu trên sông Dương Tử và một loạt vụ nổ lớn ở kho bãi hóa chất Thiên Tân làm chết hơn 170 người.
Bình luận (0)