Động thái hiếm hoi này được cho là có thể tạo ra bước ngoặt trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên vốn không đội trời chung.
Nhân vật số 2 của Triều Tiên bất ngờ thăm Hàn Quốc
Theo lời Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc, phái đoàn Triều Tiên tới Seoul có Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hwang Pyong So – nhân vật số 2 của Triều Tiên, và Phó nguyên soái Choe Ryong Hae. Cả hai quan chức cấp cao này đều là những cánh tay đắc lực của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ông Hwang Pyong So (thứ hai từ trái sang) đến sân bay Incheon sáng 4-10. Ảnh: AP
Chuyến thăm bất ngờ diễn ra trong bối cảnh báo giới phương Tây đồng loạt đặt câu hỏi đối với sự ổn định của Bình Nhưỡng khi thủ đô của Triều Tiên đang đặt trong tình trạng nội bất xuất, ngoại bất nhập giữa lúc Kim Jong-un đã vắng mặt bí ẩn hơn 1 tháng qua.
Dẫn nguồn tin từ Triều Tiên, trang News Focus International đưa tin lệnh cấm ra vào Bình Nhưỡng đã bắt đầu từ ngày 27-9 và tập trung vào những người thuộc “giai cấp ưu tú”.
Nghi vấn về Tướng Hwang
Trang tin Duowei (Mỹ) cuối tháng 9 dẫn các nguồn tin tại Bình Nhưỡng cho biết ông Kim Jong-un đang bị quản thúc tại gia và đứng sau vụ việc là ông Hwang Pyong-so, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.
Trong phiên họp quốc hội mà ông Kim vắng mặt bất thường hôm 25-9, ông Hwang bất ngờ được bầu làm phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, đồng nghĩa với việc trở thành nhân vật số 2 sau ông Kim Jong-un.
Trong khi đó, Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae, vốn là cánh tay đắc lực của ông Kim và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Jang Jong-nam đều bị cách chức khỏi Ủy ban Quốc phòng. Giải thích về sự biến động đó, Duowei tiết lộ chính ông Hwang ép nhà lãnh đạo họ Kim buộc quốc hội thông qua việc thăng chức cho mình.
"Động thái cấm cửa tại Bình Nhưỡng cho thấy khả năng có thể đã có một âm mưu đảo chính, hoặc chính quyền đã phát hiện những âm mưu chống lại lãnh đạo” - Giáo sư Toshimitsu Shigemura thuộc Đại học Waseda (Tokyo – Nhật Bản) nói với Telegraph.
“Nếu là một cuộc đảo chính do quân đội hậu thuẫn thì tình hình ở Bình Nhưỡng sẽ rất nguy hiểm, và tôi nghe có tin Kim đã bị đưa ra khỏi thủ đô” – vị giáo sư cho biết thêm.
Cũng theo lời ông Shigemura, một lý do khác là có thể một số quan chức cấp cao của Triều Tiên âm mưu đào thoát, nên chính quyền đóng tất cả các lối thoát như sân bay và biên giới.
Lệnh giới hạn đi lại được áp đặt chỉ 2 ngày sau cuộc họp quốc hội lần thứ 2 trong năm nay tại Bình Nhưỡng. Cũng chính tại cuộc họp này, sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un làm bùng nổ những lời đồn đoán cho tới nay vẫn chưa được xác thực. Mới đây có tin Kim Jo-jong, em gái Kim đang thay anh điều hành đất nước.
Cựu tình báo Triều Tiên: Quyền lực nằm trong tay OGD
Báo Daily Mail dẫn lời một cựu sỹ quan tình báo Triều Tiên cho biết thì Kim Jong-un không còn nắm giữ quyền lực”.
Khẳng định gây nhiều chú ý nói trên được cựu sĩ quan Jang Jin-sung - từng phục vụ trong cơ quan tuyên truyền của cố lãnh tụ Kim Jong-il và đã trốn khỏi Triều Tiên, đưa ra trong một cuộc hội thảo ở Hà Lan hồi tháng 9 tập trung những quan chức Triều Tiên lưu vong.
Jang Jin-sung. Ảnh: AP
Theo lời Jang Jin-sung, Kim đã mất quyền lực từ năm 2013 và quyền lực hiện đang nằm trong tay Phòng tổ chức-hướng dẫn (OGD) - vốn trước đó chỉ báo cáo trực tiếp với cố chủ tịch Kim Jong-il. Jang còn nói mọi hoạt động chính trị ở Triều Tiên đều do OGD “giật dây”.
Cựu sỹ quan đã đào thoát này còn khẳng định rằng Bình Nhưỡng đang tồn tại một dạng nội chiến ngầm, tức là không lộ ra ngoài nhưng thực tế đang có “hai nhóm bất đồng tư tưởng”.
Bình luận (0)