xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đài Loan không cần Trung Quốc can thiệp

MỸ NHUNG

Thái độ cứng rắn của Đài Loan trong căng thẳng với Philippines là do bất mãn với quan điểm “một Trung Quốc”

Từ căng thẳng mới nhất giữa Đài Loan và Philippines, người ta nhận ra một thực tế là tàu cá đang trở thành tâm điểm của nhiều xích mích trong khu vực châu Á .

img
Đài Loan cho biết tàu cá Quảng Đại Hưng 28 trúng 45 phát đạn. Ảnh: AP

Theo tạp chí Foreign Policy (Mỹ), nguyên nhân khởi phát là do các vùng biển châu Á đang cạn kiệt khiến ngư dân lấn sang vùng biển nước khác để kiếm ăn. Tiếp đó, chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy ở nhiều nước khiến sự việc bé xé ra to. Điển hình là sự việc ngư dân Đài Loan Hồng Thạch Thành bị tuần duyên Philippines bắn chết hôm 9-5.
Đây không phải là lần đầu ngư dân Đài Loan gặp nạn nhưng lại là lần đầu chính quyền Đài Bắc phản ứng mạnh đến vậy. Ngày 17-5, nghị viện Đài Loan đã phê chuẩn dự thảo cho phép các tàu cá và tàu thương mại mua sắm vũ khí, thuê nhân viên bảo vệ với danh nghĩa để chống cướp biển tại vùng biển quốc tế.
Dư luận Đài Loan không ngừng kêu gọi chính quyền cứng rắn, một phần để cải thiện vị thế trên trường quốc tế, phần khác lớn hơn là vì bất mãn với tuyên bố sẽ xử lý vụ việc theo nguyên tắc “một Trung Quốc” của Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 13-5. Người Đài Loan vẫn chưa quên từng bị mất mặt vào năm 2010 khi Philippines giao 14 người Đài Loan bị bắt trong một đường dây lừa đảo qua điện thoại cho Trung Quốc bất chấp Đài Bắc phản đối kịch liệt.
Nhiều ý kiến tại Đài Loan đề nghị nên bàn một cơ chế hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ ngư dân tại các vùng biển tranh chấp. Cô Hồng Phụng Liên, con gái của ngư dân Hồng Thạch Thành, thẳng thắn nói tàu cá Đài Loan sẽ an toàn hơn khi treo cờ Trung Quốc.
Tận dụng cơ hội, nhiều tờ báo Trung Quốc như Thời báo Hoàn cầu, China Daily... vội vàng đăng bình luận, vừa lên án Philippines là nguồn cơn gây họa trên biển Đông vừa kêu gọi Đài Loan đứng vào mặt trận chung của “nhân dân Trung Hoa”. Tuy nhiên, Đài Bắc trả lời: “Đây là việc của Đài Loan!”.
Ông Vương Hữu Kỳ, người đứng đầu Hội đồng Các vấn đề đại lục của Đài Loan, ngày 16-5 tuyên bố dù cảm kích trước thịnh tình hỗ trợ của Bắc Kinh song chính quyền của ông Mã Anh Cửu chính thức khước từ một sự can thiệp trực tiếp để tránh tình hình thêm phức tạp. Theo ông Vương, Đài Loan không có ý định để tàu Trung Quốc bảo vệ tàu cá của mình.
Ý đồ của Trung Quốc có vẻ không dừng lại ở “hỗ trợ Đài Loan”. Tờ Văn Hối (Hồng Kông) ngày 16-5 dẫn lời tướng La Viện khẳng định căng thẳng giữa Philippines và Đài Loan mang lại cho Trung Quốc cơ hội chiếm 8 đảo do Manila kiểm soát trên biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
“Bắc Kinh nên lặp lại chiến thuật đối với bãi cạn Scarborough: cho tàu cá đến các vùng biển tranh chấp khiêu khích với Philippines; một khi Manila đưa tàu chiến ra xua đuổi thì phái hải giám, ngư chính, thậm chí chiến hạm đến kiểm soát” - viên tướng họ La hiến kế. Phát ngôn này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Foreign Policy: “Một số nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, bị tình nghi sử dụng ngư dân làm bình phong cho các tranh chấp chủ quyền với nước khác”.

Đài Loan có dấu hiệu xuống nước

Ngày 16-5, người đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu lên tiếng khẳng định các yêu cầu của hòn đảo này với Philippines là chính đáng sau khi một đoàn điều tra Đài Loan xác định tuần duyên Philippines “cố ý giết người”. Theo họ, tàu cá Quảng Đại Hưng 28 bị trúng 45 viên đạn, chủ yếu tập trung dưới khoang máy là nơi 4 ngư dân ẩn nấp.

Tuy nhiên, ông Mã nhấn mạnh sẽ xử lý căng thẳng một cách hòa bình. Ông cho rằng mâu thuẫn giữa hai bên sẽ dễ hóa giải hơn nếu cùng ký một thỏa thuận đánh bắt chung ở vùng biển chồng lấn như Đài Loan đã ký với Nhật Bản cách đây không lâu. Ông Mã cũng kêu gọi người dân Đài Loan không trút giận lên những người lao động Philippines đang làm việc trên hòn đảo.

Đây có lẽ là kết quả sau khi Philippines tuyên bố không “dỗ dành” Đài Loan nữa. Thậm chí, đoàn điều tra Đài Loan không hề nhận được sự đón tiếp nào khi đặt chân đến Manila ngày 16-5. Bộ trưởng Tư pháp Philippines De Lima tuyên bố nước này có trình tự điều tra và chế độ tư pháp riêng nên sẽ không hợp tác điều tra với Đài Loan.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo