Trước đó, theo kênh truyền hình Russia Today, có 1.781 công dân Mỹ đã từ bỏ quốc tịch trong năm 2011. Đây là con số kỷ lục kể từ khi Cơ quan Thuế vụ Mỹ (IRS) công bố danh sách những người từ bỏ quốc tịch vào năm 1998. Nó cao hơn gần 8 lần so với số công dân Mỹ từ bỏ quốc tịch năm 2008 và nhiều hơn tổng số người từ bỏ quốc tịch Mỹ các năm 2007, 2008 và 2009 cộng lại.
Tỉ phú Eduardo Saverin, nhà đồng sáng lập mạng xã hội Facebook, đã từ bỏ quốc tịch Mỹ
để chuyển sang quốc tịch Singapore vào năm ngoái. Ảnh: BLOOMBERG
Tạp chí Time lưu ý rằng chưa đầy 2.000 người từ bỏ quốc tịch mỗi năm trong tổng số hơn 6 triệu người Mỹ ở nước ngoài không phải là con số quá cao. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng sẽ ngày càng có nhiều người Mỹ hơn vẫy chào tạm biệt quốc gia hùng mạnh nhất thế giới nếu chính phủ liên bang cứ duy trì chính sách đánh thuế cao công dân Mỹ ở nước ngoài.
Gánh nặng từ thuế
Trong một bản báo cáo gần đây, IRS nêu rõ: “Tính chất phức tạp của luật thuế quốc tế, cộng với gánh nặng hành chính đè lên vai người nộp thuế, đã tạo ra một môi trường sống quá sức chịu đựng đối với những người đóng thuế. Đối với một số người Mỹ ở nước ngoài, luật lệ về thuế là một gánh nặng đến mức họ phải từ bỏ quốc tịch”.
Luật sư Ledvina cho biết ngày càng nhiều ngân hàng không phải của Mỹ bị Washington gây áp lực tiết lộ số tiền mặt của khách hàng Mỹ. Hậu quả là ngày càng ít ngân hàng muốn làm việc với công dân Mỹ dù họ có hàng triệu hay hàng tỉ USD để gửi vào ngân hàng.
Đạo luật về tuân thủ thuế đối với các chủ tài khoản nước ngoài (FATCA) đã được sửa đổi năm 2010 với những mức phạt nghiêm ngặt hơn đối với công dân Mỹ sống ở nước ngoài. Theo đó, các ngân hàng được yêu cầu trích lấy 30% từ những khoản chi liên quan đến Mỹ từ những người không cung cấp đầy đủ thông tin cho IRS về thu nhập của họ, bất kể bằng cách nào và ở đâu.
Bình luận (0)