xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ: Chỉ có thể trách mình!

Mỹ Nhung

Đó là nhận định về Tổng thống Tayyip Erdogan mà nhiều nhà phân tích đưa ra sau cuộc đảo chính “bom xịt” đêm 15-7.

Viết trên tờ Foreign Policy, nhà nghiên cứu người Thổ Nhĩ Kỳ Michael Rubin chỉ rõ: “Những người đảo chính tin rằng họ đang cứu Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi sự lãnh đạo chuyên quyền hiện nay. Ông Erdogan hứa sẽ nắm quyền vì toàn thể nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng ngày càng không phải thế. Ông ấy hứa cứu vãn nền kinh tế nhưng tham nhũng vẫn tràn lan, đồng nội tệ chao đảo và suy thoái chập chờn trước mắt. Ông ấy hứa hòa bình nhưng các chính sách hiếu chiến của ông ấy đang cô lập Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Đông và gây căng thẳng với phương Tây. Ông ấy hứa an ninh nhưng đánh bom ở trong nước ngày càng nhiều”.

Đảo chính không phải là chuyện xa lạ với Thổ Nhĩ Kỳ bởi chỉ trong nửa sau thế kỷ 20, quân đội nước này đã lật đổ chính phủ 4 lần vào các năm 1960, 1971, 1980 và 1997 - tính ra là khoảng 10 năm 1 lần.


Tổng thống Erdogan giữa đám đông ủng hộ ở sân bay Ataturk (Istanbul) rạng sáng 16-7. Ảnh: Reuters

Tổng thống Erdogan giữa đám đông ủng hộ ở sân bay Ataturk (Istanbul) rạng sáng 16-7. Ảnh: Reuters

Như trang Vox (Mỹ) chỉ ra, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nắm quyền lực khá lớn, lại được hiến pháp cho phép can thiệp vào nội tình đất nước khi có khủng hoảng. Tổng thống lập quốc của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1923 là Mustafa Kemal Ataturk, một vị tướng đã tạo nên chủ nghĩa dân tộc dân chủ và thế tục (được gọi là Kemalism).

Với một bộ phận quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan rõ ràng là mối đe dọa đối với Kemalism. Ông không chỉ lái đất nước theo hướng Hồi giáo, trấn áp mạnh tay người chống đối, thâu tóm quyền hành (từ thủ tướng đến tổng thống trong khoảng thời gian 2003-2016) mà còn xử lý sai các cuộc xung đột nội bộ lẫn trong khu vực và gây ra một cuộc khủng hoảng đe dọa lợi ích quốc gia, theo báo Úc Sydney Morning Herald (SMH).

Tuy nhiên, chính phủ Erdogan hiện rất mạnh, một phần nhờ vào thành quả kinh tế ổn định trong thập kỷ trước, cũng như việc ông Erdogan bổ nhiệm những người trung thành vào các vị trí then chốt.

Ngay khi trở về Istanbul rạng sáng 16-7 - điều mà The New York Times nhận định ông sẽ không làm nếu không an toàn, Tổng thống Erdogan tuyên bố: “Vị tổng thống được 52% người dân bầu chọn đang nắm quyền”.

Lời nói của ông hoàn toàn có cơ sở bởi chính người dân tay không tấc sắt đổ ra đường theo lời kêu gọi của tổng thống, lật đổ xe tăng và bắt giữ binh sĩ giao cho cảnh sát. Cũng chính người dân giành lại sân bay Ataturk ở Istanbul và các đài truyền hình, đài phát thanh. Nói như đài CBS, vị tổng thống này gây chia rẽ ghê gớm: “Hoặc người ta yêu ông ấy hoặc ghét, không có sự giao thoa giữa 2 thái cực này”.

Người ủng hộ ông Erdogan ngồi trên chiếc xe bọc thép trang trí bằng hình chân dung ông. Ảnh: Reuters
Người ủng hộ ông Erdogan ngồi trên chiếc xe bọc thép trang trí bằng hình chân dung ông. Ảnh: Reuters

Thêm vào đó, theo đài BBC, nhóm đảo chính chỉ là một nhóm nhỏ thuộc lực lượng Quân đội Thứ nhất đóng tại Istanbul. Cả Tổng tham mưu trưởng Hulusi Akar lẫn tư lệnh quân đội ở Istanbul đều không tham gia đảo chính trong khi tư lệnh hải quân và lực lượng đặc biệt lên tiếng phản đối ngay từ đầu. Chiến đấu cơ F-16 đã tung cánh tấn công trực thăng của quân đảo chính.

“Cuộc đảo chính nghiệp dư này sụp đổ ngay từ đầu bởi thiếu sự hậu thuẫn của người dân lẫn chính giới” - nhà nghiên cứu Fadi Hakura nói với đài BBC.

Tuy nhiên, mắt bão Thổ Nhĩ Kỳ vẫn âm ỉ ở đó, theo SMH, khi chính Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng bóng gió từ hồi còn làm thị trưởng Istanbul vào những năm 1990: “Dân chủ như một con tàu. Bạn lái nó đến đích rồi xuống tàu”.

Mới nhất, rạng sáng 16-7, ông nói cuộc đảo chính là “món quà từ thượng đế” vì nhờ đó, quân đội có thể được “dọn dẹp”. Cho đến nay, đã có hơn 2.800 quân nhân bị bắt và 2.745 thẩm phán bị cách chức. Người ta lo ngại nhà lãnh đạo nổi tiếng mạnh tay này sẽ nhân cơ hội trấn áp các đối thủ chính trị. Thậm chí, một số nhà quan sát bắt đầu nghi ngờ cuộc đảo chính chỉ là màn kịch nhằm giúp ông Erdogan kiểm soát đất nước hơn nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo