Một số người muốn quay lại những tháng ngày của Tổng thống đã bị lật đổ Hosni Mubarak; một số khác ủng hộ ông Morsi và thất vọng vì ông ấy. Christian Whiton, một cựu cố vấn cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ, gọi sự náo động của Ai Cập là “cuộc đấu tranh chính trị lớn nhất thời đại chúng ta”.
Phe đối lập có thể thay đổi theo thời gian khi những người tôn thờ chủ nghĩa tự do - vốn phản đối khuôn phép Hồi giáo - đến với nhau. Vấn đề là bao lâu trước khi người dân Ai Cập ồ ạt xuống đường tẩy chay ban lãnh đạo quân sự - giống như những gì đã xảy ra sau khi ông Mubarak bị hạ bệ năm 2011. Nếu quân đội không thể tạo được sự thống nhất và không đẩy nhanh tiến trình chuyển tiếp kịp thời, họ sẽ đối mặt với một cuộc nổi dậy. Và nếu lịch sử gần đây lập lại, quân đội sẽ bóp nát các thế lực bất đồng chính kiến bằng sức mạnh của súng ống.
Các nhà phân tích gợi cho thấy có sự căng thẳng ghê gớm và nỗi sợ trong một bộ phận người dân Ai Cập hôm nay rằng Anh em Hồi giáo bị buộc rút vào vòng bí mật một lần nữa và có nguy cơ rơi vào tình thế đối đầu với quân đội Ai Cập. Thế nhưng, phong trào Hồi giáo chính của đất nước chắc chắn không thể bị dập tắt. Nó có thể bị dồn vào chân tường nhưng sẽ không chịu khuất phục.
Nếu sự nổi loạn và bạo lực bao trùm Ai Cập, tác động toàn cầu của nó sẽ không còn bàn cãi. Một trong những thắng lợi của Mùa Xuân Ả Rập là nó cho thấy những người Hồi giáo đã sẵn sàng bước vào tiến trình chính trị và chấp nhận con đường dân chủ phía trước hơn là thánh chiến bạo động mà Osama Bin Laden và al Qaeda theo đuổi.
Giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử dân chủ, ông Morsi lại bị phế truất bởi những phương kế phi dân chủ. Mohammed Ayoob ở Viện Chính sách xã hội và Hiểu biết đã viết trong một bài bình luận trên CNN: “Cuộc đảo chính có thể dự báo đúng sự chấm dứt cuộc thử nghiệm dân chủ non nớt ở đất nước Ả Rập đông dân nhất, vốn dĩ, qua vụ lật đổ nhà độc tài Mubarak hai năm trước đây, đã truyền cảm hứng cho các phong trào dân chủ khắp thế giới Ả Rập”.
Nếu quân đội Ai Cập được phép đi xa hơn bằng hành động vi hiến, họ có thể thuyết minh sai dấu chấm hết dân chủ ở Ai Cập. Đó cũng là cây đinh cuối cùng đóng vào chiếc quan tài Mùa Xuân Ả Rập chệnh choạng bên cạnh huyệt sâu với cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria, sự đàn áp dân chủ ở Bahrain, tình trạng hỗn độn ở Libya và Yemen...
Bình luận (0)