xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Fukushima, một năm sau thảm họa kép: Những người hùng vô danh

NGUYỄN CAO

Lao động ở bên trong và ngoài Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi một năm sau thảm họa động đất và sóng thần vẫn là một công việc hết sức nguy hiểm

Suốt một năm nay bên trong và ngoài nhà máy mỗi ngày    trung bình 3.000 người tình nguyện hoặc được thuê làm công tác ổn định các lò phản ứng hạt nhân trong nhà máy và dọn dẹp môi trường chung quanh trong điều kiện phơi nhiễm phóng xạ cao bao trùm cả huyện Fukushima chứ không riêng gì nhà máy gây ô nhiễm đến 24.000 km2 quanh nhà máy.

Họ là nhân viên nhà thầu chính hoặc phụ làm việc cho Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), cơ quan chủ quản của nhà máy Fukushima. Họ đối mặt thường xuyên với vấn đề sức khỏe bởi liều lượng phóng xạ nơi làm việc rất cao nhưng sức khỏe tâm thần mới đáng lo nhất.

Các số liệu thống kê gần đây (30-11-2011) của Tepco cho biết trong tháng đầu tiên xảy ra thảm họa kép, số người tại hiện trường là 3.745 người, trong đó có 1.700 người là nhân viên Tepco. Từ tháng 4 đến tháng 10-2011, có 14.000  người, trong đó nhân viên nhà thầu phụ chiếm 12.000 người.

Có một thực tế là Tepco ngày càng khó thuê được lao động do mức lương quá bèo, chỉ có 8.000 yen (1 yen= 256 đồng)/ngày.

Fukushima 50

Đó là tên gọi 50 chuyên viên hạt nhân trong số 750 công nhân viên nhà máy, theo số liệu của Tepco. Trong khi các đồng nghiệp được sơ tán khẩn cấp, họ tình nguyện hoặc được chỉ định ở lại nhà máy theo lời kêu gọi của thủ tướng lúc bấy giờ là ông Naoto Kan: “Các anh là những người duy nhất có thể giải quyết cuộc khủng hoảng này. Chúng ta không có quyền rút lui”.

img

Kiểm tra phóng xạ trên người một thành viên của Fukushima 50. Ảnh: REUTERS

Đó là những con người đi tiên phong trong những ngày đầu. Một tuần sau, số lượng tăng lên không ngừng cho đến bây giờ. Tuy nhiên, người ta vẫn nhớ và ngưỡng mộ nhất 50 người đó.

Họ ở lại trong nhà máy ngay sau khi một đợt sóng thần cao 15 m phá vỡ bức tường bảo vệ (nhà máy nằm sát biển), nước biển tràn vào nhà máy làm hỏng hệ thống điện, hệ thống bơm nước biển làm nguội lò phản ứng hạt nhân.

Hậu quả, một vụ nổ lớn xảy ra tại lò phản ứng số 2 làm 33% thanh nhiên liệu bị tan chảy do quá nóng, còn lò số 4  bị cháy bên trong. Riêng lò số 1 có đến 70% thanh nhiên liệu bị tan chảy. Lúc đó, lượng phóng xạ đo được tại 3 lò phản ứng bị hư hỏng thấp nhất là 400 millisievert (mSv)/giờ. Đây là mức phóng xạ cao gấp 4 lần lượng phóng xạ gây ung thư và gấp 20 lần lượng phóng xạ mà một người có thể chịu đựng trong một năm. Ở bên trong lò số 3, lượng phóng xạ có lúc lên đến 1.500 mSv/giờ!

“50 anh hùng không tên, không rõ mặt mũi” – báo giới Nhật và quốc tế đã gọi họ như vậy – đã làm việc trong môi trường khắc nghiệt đó 3 tuần liền trước khi trở về nhà trong nỗi sợ hãi cái chết cận kề. Nhiệm vụ của họ là thẩm định mức thiệt hại và  lượng phóng xạ, khôi phục hệ thống điện, bơm nước vào hồ làm mát lò phản ứng nhằm ngăn chặn sự tan chảy các thanh nhiên liệu, cứu nhà máy thoát khỏi một thảm họa hạt nhân cỡ Chernobyl ở Ukraine cách đây 26 năm.

Động cơ ban đầu là yêu nước

Do nghiêm lệnh của Tepco cấm các anh hùng tiếp xúc với báo chí, kể lại chi tiết tình hình trong nhà máy cho người thân nghe, công việc của nhóm Fukushima 50 chỉ  được biết đến một cách vụn vặt. Tepco từ chối cung cấp tên tuổi của họ và cũng không cho biết họ làm việc như thế nào.

img

Phục hồi thiết bị trong phòng vận hành nhà máy Fukushima. Ảnh: AP

Yêu nước là một trong những động cơ thúc đẩy nhóm 50 ở lại. Trong một bài phỏng vấn nặc danh được trang mạng Scienceray thuật lại, mẹ của một thành viên 32 tuổi của  nhóm Fukushima 50 kể lại: “Con trai tôi và các đồng nghiệp của nó đã bàn bạc với nhau và quyết định hy sinh để cứu thế giới. Nó biết rõ sẽ chết vì nhiễm phóng xạ hoặc vì ung thư nhưng vẫn tình nguyện làm”.

Tờ The New York Times dẫn một số chi tiết hiếm hoi do Tepco cung cấp cho biết 4 ngày sau thảm họa kép đã có 2 thành viên Fukushima mất tích trong một vụ cháy nổ lò phản ứng. Ngay trong tuần lễ đầu tiên, có 18 người bị thương, trong đó có 1 người do bức xạ ion hóa, 3 người bị nhiễm trên 100 mSv. Một tuần sau, có thêm 2 người nhập viện vì bị phỏng bức xạ bêta.

Đài BBC đã bỏ ra 8 tháng để thuyết phục các thành viên Fukushima 50 nói cho thế giới biết nước Nhật đã thoát khỏi một thảm họa hạt nhân như thế nào. Họ chỉ đồng ý trả lời với điều kiện không nêu tên thật.

Nhiều người thú nhận có những lúc họ muốn bỏ về vì sợ chết do phóng xạ. Một thanh tra viên lò phản ứng nói: “Trong phòng điều khiển,  nhiều người nói với tôi một cách tỉnh táo và nghiêm túc “chúng ta sắp chết rồi”. Lúc đó, tôi muốn bỏ cuộc”. Không phải ngẫu nhiên mà vào ngày 18-3, Thủ tướng Kan gọi các thành viên trong nhóm Fukushima 50 là “cảm tử quân”.

Trong bối cảnh đó, ông Masao Yoshida, Giám đốc Nhà máy Fukushima Dai-ichi, người dám chống lệnh cấp trên cho sơ tán tất cả công nhân viên là một nhân tố quyết định. Ông thuyết phục Thủ tướng Kan cho giữ lại một số chuyên viên để cứu nhà máy. Một kỹ sư nhà máy nói với BBC: “Nếu không có ông Yoshida ở đó chắc chắn sẽ là dấu chấm hết”.

Nhóm Fukushima 50 chỉ làm việc trong một thời gian ngắn vì họ bị nhiễm phóng xạ quá mức cho phép. Sau đó, họ bị quên lãng một thời gian dài. Tháng 9-2011, họ mới được nhắc đến một lần nữa khi Tây Ban Nha truy tặng giải thưởng Hoàng Thái tử Asturias.

Kỳ tới:  Sống trong nỗi ám ảnh phóng xạ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo