Những đám mây tro bụi từ núi lửa
Ngày 20-4, nhóm du khách Đức mỏi mòn chờ chuyến bay về nhà tại sân bay Incheon, Hàn Quốc. Ảnh: AP
Trốn chạy khỏi châu Âu
Không tìm được vé máy bay, những người mắc kẹt ở châu Âu tìm cách thoát khỏi lục địa này bằng đường xe lửa, xe khách đường dài, thậm chí bằng taxi để trở về nhà.
Tây Ban Nha bỗng dưng trở thành điểm lý tưởng. Rất nhiều người đổ xô về thủ đô
Doug Hahn, 36 tuổi, từ
Cuộc hành trình từ Hà Lan đến Tây Ban Nha kéo dài 16 giờ. Đến hôm trước, hôm sau Hahn may mắn lấy được vé bay về
Nói may mắn vì bà Roberta Marder, 73 tuổi, cũng là người Mỹ đến từ
Nhà chức trách Tây Ban Nha giải thích họ ưu tiên cho người Anh và những người châu Âu đông cả chục ngàn người.
Giá thuê xe tăng lên từng ngày. Một hãng cho mướn xe của Đức ngày 18-4 đã đòi 1.000 euro cho khách từ Belgrade (Serbia), đi Munich (Đức). Một hãng xe khác cũng của Đức cho mướn xe một chiều từ Madrid đi Brussels (Bỉ), với giá 1.850 euro.
Tại Stockholm (Thụy Điển), Magnus Klintback, người phát ngôn của hãng taxi Kurir cho biết có 50 du khách sẵn sàng bỏ ra 34.000 kronor (95 triệu VNĐ) để đi những nước châu Âu mà họ có hy vọng tìm được vé máy bay về nhà.
Bỗng dưng thành người không nhà
Số phận của những người châu Á và châu Phi càng khốn khó hơn. Uwe Witzel, người phát ngôn của sân bay quốc tế Frankfurt, một trong những sân bay trung chuyển lớn nhất thế giới, cho biết có khoảng 500 hành khách châu Á và châu Phi không có visa châu Âu quá cảnh tại sân bay rồi mắc kẹt luôn 4, 5 ngày nay.
Sân bay phải cung cấp cho họ các suất ăn, suất tắm khi được yêu cầu. Witzel cho biết thêm: “Chúng tôi phải mở phòng internet, thuê người đến làm trò cho con nít xem, tạo ra một khoảng không ở bên ngoài để họ có thể bước ra hít thở không khí hoặc có chút ánh nắng”.
Những người châu Âu mắc kẹt ở các sân bay châu Á cũng lòng dạ rối bời. Andrew và Debbie Jackman là một cặp vợ chồng Anh dành dụm tiền hơn 2 năm để dẫn 2 đứa con đi du lịch ở Úc.
Ngày 16-4, chuyến bay của hãng hàng không Úc Qantas từ Sydney đi Anh bị hoãn. Gia đình 4 người nhà Jackman phải thuê một căn phòng tập thể với giá 150 đô la Úc (AUD)/ngày để qua đêm.
Ngày 17-4, khách sạn tăng tiền phòng lên 350 AUD. Sau khi kỳ kèo hết hơi với người quản lý khách sạn, giá phòng hạ xuống còn 160 AUD. Nhưng họ thấy cũng không kham nổi nên đành bỏ đi. Andrew giãi bày: “Vì là ngày cuối của chuyến đi, chúng tôi không còn tiền”. Họ quay trở lại sân bay ngồi chực chờ trước quầy dịch vụ hãng Qantas tại sân bay
Nicolas Ribard, 29 tuổi, đến từ thành phố Avignon (Pháp), là một trong hàng chục du khách ngủ trong túi ngủ của sân bay cho mượn ngay trong sân bay Narita, Nhật. Anh và ba người bạn chỉ còn vỏn vẹn 3.000 yen (khoảng 600.000 VNĐ). Họ sống bằng bánh quy, nước khoáng và vé tắm miễn phí (1 vé/người/ngày).
Họ chỉ có thể về nước bằng máy bay của hãng Đài Loan Eva Airways ngày 12-5 với điều kiện trả thêm 150 euro. Nếu không, họ phải đợi đến tháng 6! Ngày 19-4, sân bay đưa xe đến chở họ đi tham quan sân bay để giết thời giờ. Ribard thở dài: “Chúng tôi không cần tham quan. Chúng tôi chỉ muốn có một chén cơm”.
Tại Hồng Kông, một du khách Pháp tên Busi Daniel, 39 tuổi, nói anh ở lại một đêm tại khách sạn vì chuyến bay bị hoãn. “Đêm 18-4, chúng tôi thuê được phòng giá 250 euro. Đến trưa hôm sau, họ tăng giá 460 euro. Buổi chiều lại tăng lên 800 euro!”. Thế là Daniel phải vào sân bay Hồng Kông ngồi vật vờ tại quầy hãng máy bay KLM của Hà Lan để chờ thời.
Tại sân bay Incheon ở thủ đô Hàn Quốc, khoảng 30 du khách châu Âu yêu cầu hãng máy bay Korean Air cho gặp các nhà lãnh đạo để xin chuyển qua máy bay hãng Air France sau khi nghe phong thanh có một chuyến bay của hãng này từ Incheon đến thành phố Bordeaux.
Chính khách cũng bó tay
Bầu trời châu Âu đóng cửa hôm chủ nhật, 18-4, Tổng thống Mỹ Barack Obama phải bỏ dở chuyến đi Ba Lan tham dự đám tang cố tổng thống Lech Kaczynski. Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel từ Mỹ trở về phải ghé qua Tây Ban Nha rồi đi xe bọc thép trở về nhà.
Ngược lại, cũng trong ngày 18-4, nhiều quan chức châu Âu thuộc các nước kinh tế phát triển cũng không thể đến
Bụi tro Iceland cũng khiến cuộc đàm phán ở Athens, thủ đô Hy Lạp, về vấn đề cho nước này vay tiền để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đã không thể diễn ra theo kế hoạch. Cuộc đàm phán do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên hiệp châu Âu (EU) tổ chức có thể phải chuyển qua hình thức hội nghị video vào ngày 21-4 nếu các máy bay vẫn nằm bẹp tại các sân bay.
Kỳ tới: Giải cứu người Anh
Bình luận (0)