xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giăng lưới Chu gia

HUỆ BÌNH

Bắc Kinh muốn lợi dụng truyền thông để xử lý trường hợp gia đình Chu Vĩnh Khang như từng làm với cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai

Tờ Tin tức Bắc Kinh đưa tin Chu Viễn Thanh, em trai Chu Vĩnh Khang và vợ là nữ doanh nhân Chu Linh Anh bị “các nhà điều tra từ Bắc Kinh” áp giải khỏi nhà riêng ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô hôm 1-12-2013.

Truyền thông Trung Quốc cho biết bà Chu Linh Anh là nhà đầu tư lớn của đại lý phân phối xe hơi Audi trị giá hàng triệu USD và thành công của bà này “có sự góp sức lớn” của Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang.

Ngoài ra, bà Chu còn hợp tác xây dựng một cơ sở khí đốt hóa lỏng với một chi nhánh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, nơi ông Chu Vĩnh Khang từng là người đứng đầu.

 

Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình 
Ảnh: CHINA NEWS

Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (trái)

và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: CHINA NEWS

 

Đến nay, ít nhất 6 quan chức cấp cao được cho là nằm dưới trướng ông Chu Vĩnh Khang đã bị hạ bệ. Khi được hỏi về chuyện điều tra ông Chu, người phát ngôn của Chính hiệp Trung Quốc Lữ Tân Hoa ngày 2-3 không trả lời trực tiếp, chỉ nhấn mạnh bất kỳ ai, dù ở cấp cao cỡ nào, vi phạm quy định của Đảng Cộng sản Trung Quốc và luật pháp cũng sẽ bị trừng phạt.

Thời báo Hoàn cầu bình luận câu trả lời này cho thấy ông Chu Vĩnh Khang vẫn đang bị điều tra. Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), giới chức Bắc Kinh thông qua quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang 9 tháng sau khi ông này nghỉ hưu (tháng 9-2012).

Ngoài ra, dư luận cũng chú ý khi các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc phanh phui đế chế kinh doanh mà Chu Bân có được nhờ dựa hơi quyền lực của cha mình. Một bài viết trên trang tin Sohu.com rằng địa vị gia đình đã cho Chu Bân rất nhiều lợi thế trong nửa đầu cuộc đời nhưng cũng có thể khiến ông ta ngồi tù trong nửa đời còn lại.

Theo mô tả của Sohu.com, Chu Bân “khá cao, giống như cha mình”. Chào đời năm 1972 khi Chu Vĩnh Khang còn làm việc tại mỏ Liêu Hà, vận mệnh của Chu Bân cũng gắn chặt với lĩnh vực dầu mỏ và năng lượng. Sử dụng ảnh hưởng của cha, Chu Bân xây dựng các cơ sở kinh doanh bí mật với lợi nhuận khổng lồ trong ngành dầu khí, thủy điện, bất động sản và nhiều lĩnh vực khác.

Chu Bân chính thức bị bắt vào tháng 12-2013 ở nhà riêng. Không chỉ Chu Bân, vợ và cha vợ ông ta cũng đã bị bắt. “Chu Bân đã sử dụng các nguồn lực của chính phủ để có được đất, bán lại và thu lợi lớn. Những giao dịch tham nhũng này được các chính trị gia quyền lực can thiệp” - một bài viết trên Nhân dân Nhật báo nhận định.

Một nhà báo giấu tên cho biết tòa soạn của ông không nhận được chỉ thị tránh đưa tin về con trai Chu Vĩnh Khang khi điều tra Chu Bân. “Tôi đoán chính quyền muốn sử dụng truyền thông để xử lý trường hợp gia đình Chu Vĩnh Khang như họ từng làm với cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai” - nhà báo trên nói. 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo