Hệ thống đó xác định con đường đi của con cái họ ngay từ khi chúng học mẫu giáo.
Người dân Hồng Kông thường nói về tình trạng căng thẳng thần kinh và hiện tượng tự tử trong giới trẻ. Nhìn vào những điểm số hoàn hảo trong kỳ thi tốt nghiệp trung học và người ta biết rằng có được một chỗ ngồi trong một trong những "ngôi trường cao cấp" ở Hồng Kông - lý tưởng là từ lớp 1 - là điều quan trọng nhất.
Các cha mẹ cũng thường nói đến chuyện "chiến thắng ở vạch xuất phát", con cái họ được đánh giá là thắng cuộc hay thua cuộc ngay khi chúng bắt đầu học ở trường tiểu học. Đó là cuộc sát hạch xem các bậc cha mẹ có tài xoay xở ra sao.
Giới trẻ Hồng Kông chịu áp lực thi cử nặng nề. Ảnh: SCMP
Trong khi đó, sự giảm sút về sức khỏe tinh thần trong trẻ em Hồng Kông hiện là vấn đề đáng báo động nhưng chính quyền ở đây hành động quá ít để giải quyết vấn đề. Hơn nữa, hệ thống giáo dục ở Hồng Kông không chuẩn bị đầy đủ để trẻ tung cánh ra thế giới bên ngoài hoặc cho thời gian sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
Người ta nói rằng Hồng Kông đã ngày càng bộc lộ rõ "vấn đề của giới trẻ". Còn người dân nơi đây đang tự lừa dối bản thân rằng hệ thống giáo dục của họ không đóng góp phần lớn vào thực trạng đó. Báo South China Morning Post gần đây đã đăng bài viết của Alice Wu, nhà tư vấn chính trị, có tựa đề "Vấn đề của giới trẻ Hồng Kông thực sự là thất bại của hệ thống giáo dục tập trung vào thi cử". Trong đó, nữ tác giả nhận định: "Nếu như hệ thống giáo dục này không dán nhãn con em chúng ta ngay từ độ tuổi thơ dại, loan truyền sự đóng khung của xã hội cùng với những giá trị bị bóp méo gắn chặt với những điểm số thi cử ngay từ đầu đời của trẻ thì có lẽ con cái chúng ta đã không bị nỗi tuyệt vọng, thất vọng và vỡ mộng tấn công từ khi còn nhỏ".
Hệ thống giáo dục của Hồng Kông chỉ toàn là điểm số. Người ta bảo giới trẻ hay ước mơ nhưng học sinh Hồng Kông hiếm khi có đủ thời gian để ngủ chứ nói chi đến mơ ước. Học sinh ở đây được đánh giá bằng các con số, không phải bằng tài năng, niềm đam mê hoặc tính cách.
Bình luận (0)