Lúc này, mức tăng có thể chỉ cao hơn khoảng 10%-20% so với mức hiện tại gần 1 tỉ USD. Mỹ đưa ra quyết định trên vài ngày trước khi thỏa thuận về chi phí cho quân đội hết hạn vào cuối năm.
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng có thể bớt gay gắt sau khi Hàn Quốc cho biết họ sẽ tăng cường sự hiện diện ở eo biển Hormuz, hỗ trợ Mỹ trong nỗ lực bảo vệ việc chuyên chở dầu trong khu vực.
Người dân Hàn Quốc biểu tình gần sứ quán Mỹ ở Seoul đòi lính Mỹ rút ra khỏi bán đảo Triều Tiên Ảnh: AP
Theo trang tin Bloomberg, mặc dù Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA) về mặt kỹ thuật sẽ hết hạn khi kết thúc năm 2019, cả hai bên có thể sẽ đồng ý một kiểu gia hạn tạm thời nào đó, cho phép khoảng 28.500 nhân viên quân sự Mỹ tiếp tục đồn trú trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh đối mặt tỉ lệ ủng hộ giảm sút, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có lẽ không muốn có bất kỳ nhượng bộ nào có thể làm sứt mẻ thêm nữa uy tín của ông trước khi diễn ra cuộc bầu cử quốc hội vào năm tới.
Trong khi đó, sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản là nguồn gốc cuộc xung đột kéo dài giữa hòn đảo này và Washington cũng như Tokyo. Nhiều người dân Okinawa, bao gồm cả Tỉnh trưởng Okinawa Denny Tamaki, nói rằng căn cứ Futenma của thủy quân lục chiến Mỹ nên bị xóa bỏ hoàn toàn khỏi hòn đảo này, trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Nhật có kế hoạch di dời Futenma từ TP Ginowan đông đúc đến quận Henoko thuộc TP Nago ở bờ biển phía Đông Okinawa.
Theo tạp chí Time, khoảng một nửa trong số 50.000 lính Mỹ ở Nhật Bản đang đồn trú tại Okinawa. 30 cơ sở của Mỹ ở đây chiếm hơn 70% diện tích quân đội Mỹ sử dụng ở Nhật Bản, khiến người dân Okinawa phản đối rằng họ đang phải gánh vác phần nhiều gánh nặng này.
Bình luận (0)