xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Hồ sơ Panama” bị giật dây?

HOÀNG PHƯƠNG

ICIJ thừa nhận Hồ sơ Panama không hề có thông tin nào về giới chức, chính khách Mỹ

Nhà chức trách khắp thế giới bắt đầu điều tra những nhân vật quyền lực và giàu có sau khi tài liệu bị rò rỉ của Công ty Luật Mossack Fonseca (Panama) phơi bày khả năng sử dụng công ty bình phong ở nước ngoài vào những chuyện phạm pháp. Ngoài ra, Mỹ và một số nước khác cho biết đang tìm hiểu vấn đề.

Washington hưởng lợi nhiều nhất?

Ở phía ngược lại, nhiều nhân vật, tổ chức tài chính bị nêu tên trong cái gọi là “Hồ sơ Panama” đã đồng loạt phản ứng rằng họ không làm gì sai. Phản ứng mạnh nhất có lẽ là Điện Kremlin với tuyên bố cáo buộc trong “Hồ sơ Panama” là “không căn cứ và không có gì mới”.

Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 4-4, đây chỉ là chiêu trò nhằm bôi nhọ uy tín của Tổng thống Vladimir Putin và gây bất ổn chính trường Nga trước thềm các cuộc bầu cử sắp tới.

Trước đó, giới truyền thông dẫn nội dung tài liệu rò rỉ cho thấy “những nhân vật thân cận với ông Putin đã thực hiện các thỏa thuận, khoản vay bí mật ở nước ngoài lên đến 2 tỉ USD”. Đài RT chỉ ra rằng dù bản thân Tổng thống Putin, cũng như người nhà của ông, không hề được nhắc đến trong “Hồ sơ Panama” nhưng nhiều báo đài phương Tây vẫn sử dụng hình ảnh nhà lãnh đạo này khi đưa tin.

Trung Quốc hôm 5-4 cũng bắt đầu lên tiếng. Bài xã luận đăng trên tờ Thời báo Hoàn cầu cho rằng “một thế lực mạnh mẽ” đứng sau vụ rò rỉ và chính phủ Mỹ “hưởng lợi nhiều nhất từ những tiết lộ này”.

“Những thông tin tiêu cực đối với Mỹ luôn được cắt giảm tối đa, trong khi thông tin tiêu cực nhắm vào những lãnh đạo không thuộc phương Tây, như Tổng thống Nga Vladimir Putin, lại bị tô đậm” - tờ báo viết. Tuy nhiên, bài viết không đả động việc “Hồ sơ Panama” nhắc đến tên tuổi một số quan chức, cựu quan chức và người nhà họ ở Trung Quốc.

Người dân biểu tình đòi Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson từ chức hôm 4-4 sau khi ông cùng vợ bị nêu tên trong Hồ sơ Panama Ảnh: Reuters
Người dân biểu tình đòi Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson từ chức hôm 4-4 sau khi ông cùng vợ bị nêu tên trong Hồ sơ Panama Ảnh: Reuters

“Bôi nhọ và tống tiền”

Những người hoài nghi có lý do để nghi ngờ mục đích thật sự đằng sau vụ “Hồ sơ Panama”. Trước hết, danh sách những nhân vật bị nêu tên cho đến giờ chỉ có một người Mỹ - nữ triệu phú Marianna Olszewski.

Theo trang tin Fusion, Hiệp hội Quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ) trong quá trình phân tích dữ liệu chỉ mới xác định được 211 người có địa chỉ ở Mỹ và sở hữu công ty bình phong. Chỉ có điều, hiện chưa rõ những người này có phải là công dân Mỹ hay không. Ngoài ra, ông Craig Murray, cựu đại sứ Anh tại Uzbekistan, thắc mắc về sự thiếu vắng của những doanh nghiệp lớn và tỉ phú phương Tây - được xem là các khách hàng chính của Mossack Fonseca - trong “Hồ sơ Panama”.

Trong khi đó, trang Moon of Alabama nêu khả năng vụ rò rỉ ngoài mục tiêu bôi nhọ những người mà “đế chế” Mỹ không ưa còn mang đến cơ hội tống tiền: Thông tin về nhân vật chưa bị tiết lộ sẽ được ém lại để đổi lấy sự “đáp lễ” từ họ.

Đáng chú ý, trang này cho rằng về bản chất, phương pháp phân tích dữ liệu được tờ Suddeutsche Zeitung (Đức) công bố là “lập ra một danh sách những tội phạm nổi tiếng, cá nhân và tổ chức mà nước Mỹ không thích rồi đối chiếu với cơ sở dữ liệu bị rò rỉ”.

Nhận định này càng có cơ sở khi đài BBC hôm 5-4 tiết lộ công ty luật Mossack Fonseca đã làm việc với 33 cá nhân, công ty bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt, trong đó có các công ty ở Iran, Zimbabwe và Triều Tiên.

ICIJ cũng là đích nhắm của sự chỉ trích. Ngoài lời công kích nhằm vào hành động công bố “Hồ sơ Panama”, ông Peskov còn bóng gió: “Có rất nhiều nhà báo mà nghề nghiệp chính của họ chưa chắc là làm báo. Nhiều người trong số họ từng làm cho Bộ Ngoại giao (Mỹ), Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và các cơ quan tình báo khác”.

Cựu đại sứ Murray cũng hoài nghi về tính khách quan của ICIJ khi cho biết hiệp hội này do Trung tâm Minh bạch công (CPI - Mỹ) tổ chức và tài trợ. Đáng chú ý là trong số những nhà tài trợ cho CPI có không ít tổ chức Mỹ.

Đáp lại những chỉ trích trên, Giám đốc ICIJ Gerald Ryle nói với hãng tin TASS rằng vụ rò rỉ “Hồ sơ Panama” không nhằm vào Tổng thống V.Putin mà nhằm “rọi ánh sáng” vào hành động chuyển tiền ra nước ngoài mờ ám trên thế giới. “Đó không phải là câu chuyện về Nga mà là về thế giới công ty bình phong” - ông Ryle nhấn mạnh. Dù vậy, ông Ryle thừa nhận “Hồ sơ Panama” không hề có thông tin nào về giới chức, chính khách Mỹ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo