Đó là kết luận của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm 3-7.
Quay trở lại tháng 10-1987, thị trường tài chính thế giới gặp nhiều biến động. Không chỉ bị ảnh hưởng mà Hồng Kông còn gánh chịu hậu quả nặng nề.
Vào ngày 19-10 năm đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 11% khiến Chủ tịch sàn chứng khoán Hồng Kông, ông Ronald Li, phải đình chỉ các giao dịch để "bảo vệ nhà đầu tư". Khi giao dịch được nối lại vào cuối tuần, chỉ số Hang Seng đã giảm thêm 33%.
Tới đầu tháng 12-1987, thị trường chứng khoán Hồng Kông đã giảm hơn 50% kể từ mức đỉnh điểm hồi tháng 10. Sau đó, ông Li bị bắt vì cáo buộc tham nhũng.
Cuộc khủng hoảng tài chính này được nhớ tới nhiều một phần cũng bởi ông Li khi ấy đe dọa bỏ tù phóng viên của tờ The Sydney Morning Herald (Úc) vì "đặt câu hỏi quá thẳng thắn" trong cuộc họp báo.
Chủ tịch sàn chứng khoán Hồng Kông, ông Ronald Li thông báo nối lại giao dịch vào ngày 26-10-1987. Ảnh: SCMP
Thị trường chứng khoán Hồng Kông vào năm 1997 thậm chí còn tồi tệ hơn. Thời điểm đó, Thái Lan phá giá đồng baht, gây nên một làn sóng phá giá tiền tệ khắp châu Á. Hồng Kông lúc này đang trong giai đoạn bùng nổ bất động sản. Những biến động trên thị trường tài chính buộc chính quyền đặc khu phải thực hiện một số điều chỉnh trên thị trường bất động sản.
Giữa tháng 8-1997 và tháng 8-1998, chỉ số chứng khoán Hang Seng của Hồng Kông giảm tới 60%. Việc điều chỉnh thị trường bất động sản của thành phố diễn ra chậm hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ năm 1997-2003, giá nhà ở tại Hồng Kông giảm 69%, gây thiệt hại nặng cho các chủ đầu tư.
Chứng khoán Hồng Kông gặp nhiều biến động vào các năm 1987, 1997 và 2007. Ảnh: SCMP
Sau đó, vào tháng 10-2007, sự sụp đổ của 2 quỹ tín dụng hoạt động theo cơ cấu Mỹ báo hiệu một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kế tiếp. Ban đầu, thị trường chứng khoán Hồng Kông hầu như không bị ảnh hưởng do tác động của làn sóng đầu tư mạnh mẽ đến từ Trung Quốc.
Nhưng vào cuối tháng 10, làn sóng này bị chững lại. Chỉ số Hang Seng mất 65% giá trị trong 12 tháng sau đó. Giữa tháng 3 và tháng 12-2008, giá nhà ở tại Hồng Kông giảm 23%.
Bây giờ là nửa cuối năm 2017, thị trường bất động sản ở Hồng Kông được dự báo đang chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng mới. Trong những năm vừa qua, các nhà đầu tư bất động sản hứng chịu nhiều khoản nợ so với trước đây.
Hồi tháng 4, dư nợ cho vay bất động sản ở Hồng Kông đạt 1,14 ngàn tỉ HKD (hơn 145 tỉ USD), gần gấp 3 lần so với thời điểm diễn ra bong bóng bất động sản năm 1997. Sóng gió vẫn chờ thị trường tài chính Hồng Kông ở phía trước và chưa rõ con số 7 kém may mắn có lặp lại sau 10 năm hay không.
Thị trường bất động sản Hồng Kông cũng bị ảnh hưởng. Ảnh: SCMP
Bình luận (0)